Học tập đạo đức HCM

Giải pháp nào cho chăn nuôi lợn phát triển bền vững

Thứ tư - 22/08/2018 05:55
Không dám tái đàn khi giá lợn đã tăng cao, hay những ông chủ hợp tác xã tự nguyện trở thành người làm công cho doanh nghiệp FDI trên chính trại mình xây dựng nên. Đó là thực trạng của ngành chăn nuôi Lợn sau hơn một năm rưỡi phải cầm cự với giá lợn lao dốc. Đây là những thách thức đến chiến lược phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững.

Chăn nuôi được xác định là một trong những chiến lược nhằm nâng cao thu nhập cho người dân xã Thạch Văn. Và với nhiều chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi có những thời điểm Thạch Văn đã đưa tổng đàn lợn đạt trên 3000 con. Tuy nhiên, đến thời điểm này đàn lợn chỉ còn 50% so với trước.

Chăn nuôi lợn phát triển có lúc ồ ạt
 

Theo các chuyên gia, thị trường thịt lợn tiếp tục duy trì ở mức cao cho đến tết Nguyên đán. Ngoài lý do người chăn nuôi tái đàn cầm chừng thì nguyên nhân trực tiếp chi phối chính là khan hiếm lợn giống. Bởi thời gian qua, các chủ trại, hộ chăn nuôi đã loại thải gần 40% tổng đàn lợn nái; trong khi việc gây dựng lại một con lợn nái phải mất một năm trời.

Diễn biến thị trường thịt lợn lên xuống thất thường, phức tạp, khó lường như thời gian qua trước hết xuất phát từ việc phát triển nóng chăn nuôi lợn. Từ bài học này buộc Hà Tĩnh phải điều chỉnh lại quy hoạch chăn nuôi, trong đó lấy người chăn nuôi làm trung tâm và tuân thủ nguyên tắc cung cầu của thị trường.

Cùng với đó, Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần khuyến khích chăn nuôi lợn liên kết bền vững theo chuỗi quy trình khép kín. Từ thực tế cho thấy nếu hợp tác xã và doanh nghiệp chăn nuôi có liên kết sẻ giảm tối đa thua lỗ và khi giá xuống thấp các trang trại này vẫn duy trì được tổng đàn. Đây là bài học lớn trong lĩnh vực chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng.

Văn Sơn/http://hatinhtv.vn/

 
 
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập564
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm563
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại185,976
  • Tổng lượt truy cập88,864,310
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây