Học tập đạo đức HCM

Phát triển công nghiệp vẫn là lợi thế cạnh tranh của Hà Tĩnh

Thứ ba - 21/08/2018 02:45
Sáng 21/8, dưới sự chủ trì của Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh nghe báo cáo tiến độ thực hiện, rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Phát triển công nghiệp vẫn là lợi thế cạnh tranh của Hà TĩnhPhó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Nam Hồng, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh cùng các ủy viên BTV Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ngành dự họp.

Dự án “rà soát, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020; lập quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” do Công ty TNHH The Boston Consulting Group (BCG) làm tư vấn.

Theo hợp đồng tư vấn được ký giữa Ban Quản lý dự án và Công ty BCG, sản phẩm cuối cùng của dự án sẽ được Công ty BCG bàn giao để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là trước ngày 29/01/2019.

Sau các buổi làm việc, góp ý về những hạn chế trong quá trình khảo sát, đánh giá thực trạng và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đội ngũ tư vấn Công ty BCG đã tăng cường đi thực tế tại các địa phương để nắm rõ hơn tình hình kinh tế - xã hội và tiềm năng của tỉnh, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, công thương, văn hóa du lịch, giáo dục đào tạo, y tế.

Phát triển công nghiệp vẫn là lợi thế cạnh tranh của Hà TĩnhTổng Giám đốc điều hành BCG Việt Nam, Giám đốc Phát triển Kinh tế toàn cầu Christopher Malone báo cáo đề xuất kịch bản tăng trưởng của Hà Tĩnh

Theo BCG, nhìn về tương lai, một “Hà Tĩnh xanh” thông qua phát triển bền vững. “Hà Tĩnh từng chịu hậu quả của sự cố môi trường và đã có kinh nghiệm khắc phục sự cố. Vì vậy, cần biến kinh nghiệm này thành yếu tố tích cực và xem đó như một lợi thế cạnh tranh thực sự của tỉnh” - Tổng Giám đốc điều hành BCG Việt Nam, Giám đốc Phát triển Kinh tế toàn cầu Christopher Malone nói.

Theo đó, BCG đề xuất 3 trụ cột phát triển gồm: du lịch, nông nghiệp, công nghiệp chế biến và chế tạo gắn với đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực nhằm đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế - xã hội và môi trường.

Về trụ cột du lịch: Hà Tĩnh có tiềm năng lớn để xây dựng quần thể du lịch xung quanh khu lưu niệm Nguyễn Du. Quần thể du lịch văn học/nghệ thuật đem đến những giá trị khác biệt, dưa bản sắc của Hà Tĩnh đến với bạn bè quốc tế và ngược lại.

Trụ cột nông nghiệp: Xây dựng ngành nông nghiệp cho tương lai đòi hỏi những thay đổi rõ rệt trong 5 yếu tố then chốt: giảm các hoạt động manh mún, tăng chất lượng, đào tạo người nông dân, kết nối với nhu cầu thị trường, đảm bảo tính bền vững.

Trụ cột công nghiệp chế biến, chế tạo: đa dạng hóa trong công nghiệp chế tạo, chế biến có thể đạt được bằng việc đẩy mạnh những ngành sẵn có, mở rộng cụm ngành sản xuất hậu thép và tận dụng công nghiệp 4.0 để thu hút những ngành công nghiệp mới.

Trước những đề xuất về định hướng phát triển KTXH Hà Tĩnh của tư vấn BCG, các đại biểu dự họp còn những băn khoăn về kịch bản tăng trưởng, xác định thứ tự các trụ cột ưu tiên, đồng thời đề nghị BCG đánh giá sâu hơn, làm nổi bật mặt mạnh, mặt yếu, lợi thế và sự khác biệt của Hà Tĩnh so với các tỉnh khác trong khu vực (về địa chính trị, văn hóa, con người, chính sách…).

Phát triển công nghiệp vẫn là lợi thế cạnh tranh của Hà TĩnhTrưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Văn ThạchXác định thứ tự các trụ cột, trong đó lĩnh vực công nghiệp sản xuất thép, hậu thép là những lợi thế cạnh tranh. Tư vấn cần bổ sung, cập nhật thông tin so sánh lĩnh vực này ở một số nước trên thế giới.

Đại biểu cho rằng phát triển công nghiệp sản xuất thép, hậu thép, điện, cảng biển… mặc dù có những yếu tố bất lợi nhưng vẫn là lợi thế cạnh tranh của Hà Tĩnh. Vấn đề là phải kiểm soát được môi trường. Bên cạnh đó, Hà Tĩnh có 137 km bờ biển. Đây là lợi thế để phát triển nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy, hải sản… Những thế mạnh này, tư vấn cần lưu ý lựa chọn đưa vào kế hoạch phát triển.

Phát triển công nghiệp vẫn là lợi thế cạnh tranh của Hà TĩnhChủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh: Hà Tĩnh có những điểm khác biệt, thế mạnh riêng như: cảng nước sâu, dự án sản xuất thép lớn nhất khu vực, bề dày văn hóa, nguồn nhân lực chất lượng cao… Bên cạnh đó cũng còn khó khăn, bất lợi như biến đổi khí hậu, vị trí địa lý… Những khó khăn, thuận lợi này BCG cần phân tích kỹ để có giải pháp phát triển phù hợp.

Phát triển công nghiệp vẫn là lợi thế cạnh tranh của Hà TĩnhPhó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Nam Hồng: Không chỉ vì một vướng mắc sự cố môi trường mà bỏ qua phát triển công nghiệp. KKT Vũng Áng - khu phát triển đa ngành, đa lĩnh vực là trụ cột không thể bỏ qua...

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn yêu cầu tư vấn tiếp thu nghiêm túc các ý kiến góp ý, chỉ đạo của tỉnh tại các cuộc làm việc trước cũng như tại buổi làm việc này. Kịch bản mô hình tăng trưởng, các trụ cột phải nêu rõ, điều quan trọng quan điểm tư vấn như thế nào, vì sao phải bảo vệ quan điểm đó.

Phát triển công nghiệp vẫn là lợi thế cạnh tranh của Hà Tĩnh

Về đề xuất “Hà Tĩnh xanh” - bước khởi động cho giai đoạn phát triển của tư vấn, Bí thư Tỉnh ủy cho rằng, phát triển “Xanh” không có nghĩa là loại bỏ công nghiệp. Phát triển công nghiệp sản xuất thép, hậu thép, điện, cảng biển… mặc dù có những yếu tố bất lợi nhưng vẫn là lợi thế cạnh tranh của Hà Tĩnh. Tư vấn cần lưu ý những ý kiến của đại biểu về thế mạnh công nghiệp thép, hậu thép, cảng biển nước sâu….

Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các bên liên quan phải tuân thủ nguyên tắc hợp đồng đã ký kết, đặc biệt phải đảm bảo về chất lượng đội ngũ làm tư vấn, thời gian hoàn thành dự án.

Về mỏ sắt Thạch Khê, tư vấn cần làm rõ, đưa ra luận cứ khoa học nên hay không nên khai thác? Bởi điều đó có ảnh hưởng gì đến tình hình phát triển KTXH của Hà Tĩnh.

Tác giả bài viết: Theo Thanh Hoài/baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập560
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại736,696
  • Tổng lượt truy cập93,114,360
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây