Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh - Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới

Thứ hai - 01/08/2016 06:38
Hà Tĩnh bước vào thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) trong điều kiện có nhiều khó khăn như: Diện tích tự nhiên không lớn, miền núi, nhiều địa hình phức tạp, điểm xuất phát thấp... Song với quyết tâm chính trị cao của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự nỗ lực, đồng thuận của người dân. Sau gần 6 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, toàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, được Trung ương đánh giá là điểm sáng trong xây dựng NTM.
 

Tam nông đóng vai trò “trụ đỡ”

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp được thực hiện từ đầu năm 2011, với việc xác định các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực, theo hướng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất thông qua doanh nghiệp, tạo sản phẩm có quy mô lớn, tăng giá trị gia tăng và hiệu quả sản xuất - kinh doanh... Với cách làm ấy, nông nghiệp, nông dân, nông thôn ngày càng thể hiện vai trò “trụ đỡ” cho sự phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh.


                                                                                                                                     Ảnh: Ngô Thắng

Đối với ngành chăn nuôi, nhờ thu hút được các doanh nghiệp lớn vào đầu tư (Tổng Công ty Khoáng sản và TM, Công ty CP Việt Nam), chuyển giao công nghệ sản xuất giống lợn siêu nạc Thái Lan, ứng dụng quy trình nuôi công nghiệp; đến nay có134 cơ sở quy mô từ 300 - 6.000 con/lứa, hình thành 19 hợp tác xã, 152 tổ hợp tác chăn nuôi quy mô nhỏ và vừa với hơn 1.800 hộ tham gia, đưa chăn nuôi lợn trở thành một ngành công nghiệp.

Với ngành trồng trọt, chuyển giao trực tiếp công nghệ cao từ nước ngoài về sản xuất rau, củ, quả trên đất cát hoang hóa ven biển, bãi bồi ven sông và tổ chức chuỗi liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT), đạt kết quả bước đầu trên quy mô hơn 90ha. Tuy còn mới nhưng mô hình này được đánh giá đem lại hiệu quả kinh tế cao, tiếp tục được nhân rộng, phát triển mạnh hơn trong thời gian tới.

Trong khai thác thủy sản, tỉnh đã phát triển nhanh đội tàu đánh bắt xa bờ, đến nay có 184 tàu công suất 90CV trở lên (tăng 132 tàu so với năm 2010), ứng dụng kỹ thuật khai thác thủy sản tiên tiến; sản lượng đánh bắt đạt 32.176 tấn, tăng 23,18% so với năm 2010; hình thành 50 tổ, đội sản xuất trên biển, gắn với các nghiệp đoàn nghề cá, giúp ngư dân bám biển dài ngày, tăng sản lượng khai thác vùng khơi, nâng cao thu nhập, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo. Việc phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ trong những năm gần đây, đã nâng cao năng lực cho bà con ngư dân tiếp cận với chủ trương đóng tàu công suất lớn theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Hình thành tư duy sản xuất nông nghiệp mới

Việc xuất hiện các vùng chuyên canh trong sản xuất và chăn nuôi là những tiền đề hình thành các chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp - hợp tác xã - người nông dân. Trong chuỗi liên kết ấy vai trò vị trí của các bên tham gia được quy định cụ thể. Doanh nghiệp cam kết tạo vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm; HTX bảo đảm giống, vốn, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất; nông dân đóng vai trò là những xã viên HTX trực tiếp lao động, hưởng lương và đóng góp cổ phần. Mô hình này đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của các bên nên phát triển rất nhanh và đa dạng. Tính đến cuối 2015, trên toàn Hà Tĩnh đã hình thành mới 919 doanh nghiệp (tăng thêm 3,5 lần so với năm 2010), 429 HTX (tăng thêm gần 1,5 lần) và 807 THT (tăng thêm 160 lần), nâng tổng số hiện có lên 1.561 doanh nghiệp, 672 HTX và 812 THT. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, HTX, THT ngày càng có hiệu quả, từng bước thể hiện vai trò “bà đỡ” cho sản xuất nông hộ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế hợp tác và hình thành các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn.

Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Nhiều công trình giao thông, thủy lợi lớn đã và đang được xây dựng; hình thành hơn 50 vùng nuôi trồng thủy sản, 450 vùng chăn nuôi tập trung; xây dựng mới 2 cảng cá, 4 khu neo đậu tránh trú bão; các cơ sở sản xuất giống lúa, tôm, cây lâm nghiệp, cây ăn quả; các công trình hạ tầng thiết thực phục vụ triển khai đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn.

Toàn tỉnh đã nhựa hóa và bê tông hóa hơn 3.457km đường giao thông nông thôn, nâng tỷ lệ đạt chuẩn lên 47%; kiên cố hóa 719km kênh mương thủy lợi nội đồng, nâng tỷ lệ đạt chuẩn lên 47,7%; xây dựng 610km đường điện; đầu tư, nâng cấp 330 trường học, nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia lên 73,25%, 91 trạm y tế, nâng tỷ lệ số xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia lên 64,7%; xây dựng 101 nhà văn hóa xã, 72 khu thể thao xã, 968 nhà văn hóa  thôn, 880 khu thể thao thôn; xóa bỏ 13.260 nhà tạm; xây dựng, nâng cấp 56 khu nghĩa trang và 61 khu xử lý rác thải...

Với sự chỉ đạo quyết liệt, cách làm sáng tạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành các cấp, sự đồng thuận chung tay của người dân, góp sức của các doanh nghiệp, tin tưởng rằng sự nghiệp xây dựng NTM ở Hà Tĩnh sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa. 

Theo Anh Dương/daibieunhandan.vn

 

 Tags: xây dựng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập328
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm327
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại831,912
  • Tổng lượt truy cập92,005,641
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây