Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh nhân rộng mô hình phát triển sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới

Thứ sáu - 05/08/2016 23:56
Sau gần 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Hà Tĩnh đã xây dựng và nhân rộng hàng trăm mô hình phát triển sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao từ nuôi trồng thủy sản ở những bãi ngang đến nuôi hươu ở vùng đồi núi.
 

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, tính đến nay toàn tỉnh có 623 mô hình sản xuất, kinh doanh gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới thành công. Đây là cách làm hay của Hà Tĩnh trong mô hình liên kết sản xuất với doanh nghiệp theo hướng tập trung đạt hiệu quả cao, góp phần đưa người dân đến với sản phẩm bảo đảm chất lượng.

Phát huy lợi thế của vùng bãi ngang với hàng trăm hecta mặt nước, ao hồ thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, anh Lê Minh Hoan, thôn Lâm Châu, xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà đã mạnh dạn thuê 43ha mặt nước đầu tư nuôi ngao, hến (trong đó 38ha ngao Bến Tre; 2ha tôm; 3ha cua). Nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm nuôi ngao từ tỉnh bạn và được tiếp cận các lớp tập huấn kỹ thuật, năm 2011, anh Hoan thả nuôi 20 tấn giống, thu lãi 1,5 tỷ đồng. Năm 2012, anh tiếp tục vay 600 triệu từ nguồn hỗ trợ lãi suất theo Quyết định số 26 về Ban hành tạm thời một số quy định về hỗ trợ lãi suất vay vốn tại các tổ chức tín dụng để phát triển và sản suất từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh của tỉnh để mở rộng thêm 4ha, nuôi 30 vạn tôm he và 200kg cua. Chia sẻ về kinh nghiệm, anh Hoan cho biết: nuôi ngao phải nắm vững kỹ thuật, trước khi thả ngao giống phải vệ sinh bãi như dọn bỏ các vỏ nhuyễn thể, lấp chỗ trũng, san phẳng bãi. Giống phải chọn ở những địa chỉ tin cậy, nên thả giống ngao lớn sẽ nhanh thu hoạch và đỡ bị thất thoát; bãi thả có nền đất cát hoặc cát pha bùn, thuỷ triều lên xuống thường xuyên, chọn bãi triều cao, sóng gió êm. Đặc biệt, bãi nuôi bằng phẳng là nơi thích hợp nhất cho ngao phát triển.

Mô hình nuôi tôm trên cát công nghệ cao của Công ty TNHH Sao Đại Dương, xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà cũng là một trong những mô hình phát triển sản xuất điển hình. Mô hình này cho năng suất 10 - 15 tấn/ha/vụ; doanh thu đạt từ 35 - 40 tỷ đồng/2 vụ/năm, thu lãi từ 10 - 15 tỷ đồng/năm. Kế đến là Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản Xuân Thành, Xuân Phổ, Xuân Đan thuộc huyện Nghi Xuân, doanh thu từ 2 - 3 tỷ đồng/ha/năm, đem lại nhiều việc làm, cải thiện cuộc sống cho người dân.

Cùng với nuôi trồng thủy sản, hơn 2 năm qua lĩnh vực chăn nuôi phát triển mạnh cả về quy mô và giá trị, trong đó chăn nuôi lợn chiếm tỷ trọng lớn. Phương thức chăn nuôi có sự chuyển biến mạnh từ chăn nuôi truyền thống, nhỏ lẻ nông hộ sang phát triển theo hướng trang trại, tập trung. Mô hình liên doanh, liên kết, thực hiện tốt công tác thú y và xử lý môi trường chăn nuôi được triển khai nhân rộng. Riêng các mô hình chăn nuôi liên kết với doanh nghiệp thể hiện hướng đi đúng, giải quyết 3 vấn đề cơ bản của người chăn nuôi về: vốn, kỹ thuật và đầu ra. Trong đó, nuôi hươu cũng đang trở thành một nghề có đóng góp lớn trong việc giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân Hà Tĩnh. Phát huy truyền thống chăn nuôi hươu và lợi thế vùng đồi núi, người dân các huyện Hương Sơn, Vũ Quang, Đức Thọ, Can Lộc… đã và đang tập trung phát triển mạnh vật nuôi chủ lực này. Theo số liệu thống kê, hiện toàn tỉnh có hơn 32.000 con hươu sao, trong đó huyện Hương Sơn có gần 30.000 con hươu, trong đó 16.000 con hươu đực nuôi lấy nhung, cho thu hoạch khoảng 6 - 8 tấn nhung/năm. Với giá bán trên thị trường hiện nay thì số nhung hươu này tương đương khoảng 60 - 70 tỷ đồng.

Nhìn lại sau gần 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, việc tổ chức xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh đã có nhiều chuyển biến tích cực với hàng trăm mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao. Thiết nghĩ với các chính sách kích cầu của tỉnh hiện nay, số mô hình sản xuất, kinh doanh theo hướng hàng hóa, quy mô lớn sẽ tiếp tục tăng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân ở các địa phương, xóa đói, giảm nghèo hiệu quả, từ đó thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh.

Theo daibieunhandan.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập787
  • Hôm nay66,661
  • Tháng hiện tại802,771
  • Tổng lượt truy cập93,180,435
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây