5h30 sáng, Văn phòng đại diện Thanh tra, kiểm soát nghề cá Hà Tĩnh đóng tại cảng cá Cửa Sót (Thạch Kim - Lộc Hà) đã tấp nập người vào ra. Các cán bộ văn phòng tất bật bởi các chủ tàu thuyền đến làm thủ tục khai báo số lượng hải sản đánh bắt được.
Anh Thân Quốc Tế - cán bộ văn phòng cho biết: Văn phòng mới đi vào hoạt động được hơn 3 tháng, nhưng bước đầu đã bắt nhịp, hoạt động liên tục 24/24h. Theo quy định, hầu hết các chủ tàu thuyền cập cảng Cửa Sót đều phải khai báo sản lượng, cụ thể các loại hải sản đánh bắt được. Ngoài ra, chủ tàu thuyền phải xuất trình được đầy đủ hồ sơ theo quy định, đăng ký nghề khai thác trước khi rời cảng.
Các chủ tàu thuyền đến Văn phòng đại diện Thanh tra, kiểm soát nghề cá kê khai sản lượng đánh bắt
"Sau khi được tuyên truyền, hướng dẫn, các tàu thuyền cập cảng đã bắt đầu quen dần với việc kê khai. Bình quân, mỗi ngày tại cảng cá Cửa Sót có từ 50 - 60 lượt chủ tàu thuyền trong và ngoài tỉnh xuất, cập bến đăng ký, khai báo theo quy định" - anh Thân Quốc Tế cho biết thêm.
Chủ tàu HT 90102 Nguyễn Văn Thọ (xã Thạch Bằng, Lộc Hà) chia sẻ: "Trước đây, xuất, cập cảng tự do nên khi phải đăng ký, khai báo, tôi cảm thấy khó chịu vì phải đi vào "khuôn khổ". Nhưng dần dần, hiểu được việc quản lý của cơ quan chức năng để truy xuất nguồn gốc, nhằm tăng giá trị khai thác, đồng thời bảo vệ nguồn lợi hải sản bền vững nên tôi tuân thủ thực hiện."
Các sản phẩm hải sản phải được khai báo sản lượng để truy xuất nguồn gốc
Ông Bùi Tuấn Sơn - Giám đốc BQL các cảng cá Hà Tĩnh, Trưởng Văn phòng đại diện Thanh tra, kiểm soát nghề cá tỉnh cho biết: "Ban đầu áp dụng việc bắt buộc kê khai nguồn gốc hải sản tại cảng cũng gặp khó khăn. Tuy nhiên, đến nay việc kê khai bắt đầu đi vào nề nếp."
Lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát các tàu cá hoạt động trên biển
Theo nhiều chủ tàu, việc kê khai chỉ mất chút thời gian nhưng mang lại nhiều lợi ích hơn, khi nguồn gốc được chứng minh thì giá hải sản cũng tăng theo.
Song, cái khó hiện nay là sản phẩm không có nguồn gốc đánh bắt, hoặc đánh bắt bất hợp pháp về vẫn được bán bình thường. Vì vậy, một số chủ tàu chưa có trách nhiệm cao, vẫn có tàu bỏ qua việc đăng ký, khai báo. Trong khi đó, lực lượng văn phòng mỏng, hầu hết kiêm nhiệm, nên gặp không ít khó khăn trong việc kiểm soát. Hiện, vẫn còn khá nhiều chủ tàu khi đánh cá trên biển không ghi nhật ký khai thác, khoảng 50% tàu thuyền giấy phép đăng ký hết hạn và đăng ký sai nghề khi đánh bắt hải sản...
Hiện có khoảng 50% tàu thuyền giấy phép đăng ký hết hạn và đăng ký sai nghề khi đánh bắt hải sản...
Để quản lý tốt hơn hoạt động khai thác trên biển, thời gian tới, Văn phòng đại diện Thanh tra, kiểm soát nghề cá tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường kiểm soát, thanh tra, truy xuất chặt chẽ nguồn gốc hải sản khai thác.
"Chúng tôi sẽ kiên quyết không cho các tàu thuyền bốc dỡ sản phẩm tại cảng nếu không có nhật ký khai thác. Đồng thời, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản nhằm ngăn chặn các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, góp phần khắc phục “thẻ vàng” theo hướng dẫn của Ủy ban Châu Âu." - ông Bùi Tuấn Sơn khẳng định.
Theo Hữu Trung - Thăng Long/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;