Học tập đạo đức HCM

Nông thôn mới ở Hà Tĩnh là luồng gió mới....

Thứ sáu - 13/04/2018 06:54
Đi qua một năm với bộn bề khó khăn, nhưng các địa phương của tỉnh Hà Tĩnh đã biến thách thức thành cơ hội, nỗ lực, quyết tâm để vượt kế hoạch xây dựng nông thôn mới đã đề ra. Ghi dấu chặng đường đã qua là sự vào cuộc đầy trách nhiệm của cán bộ và khẳng định vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng nông thôn mới năm 2017 với nhiều ‘cái’ nhất 

Năm 2017 là năm khó khăn “đều” của tỉnh Hà Tĩnh từ sự cố môi trường biển; thiên tai bão lũ thường xuyên; sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn; nguồn lực hạn chế… song Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các địa phương của tỉnh Hà Tĩnh đã vào cuộc với quyết tâm cao, hoàn thành tốt các tiêu chí chương trình nông thôn mới, tổng số xã đạt chuẩn cao nhất từ trước đến nay, nợ xây dựng cơ bản thấp nhất và sự hài lòng của người dân cao nhất...

Xây dựng nông thôn mới đã từng bước đi vào chiều sâu, được Nhân dân tin tưởng, đồng lòng, ủng hộ và tham gia một cách chủ động, tự giác, trách nhiệm; đời sống người dân được nâng cao; các mô hình sản xuất tăng nhanh về số lượng, đảm bảo chất lượng và phát triển đồng đều, đa dạng các loại hình ở nhiều vùng miền; đánh thức tiềm năng đất đai, lao động, trí tuệ và khát vọng ở khắp các miền quê.

Đến nay, toàn tỉnh có 14.445 mô hình sản xuất doanh thu từ 100 triệu đồng đến trên 1 tỷ đồng; thành lập 3.491 tổ hợp tác, 1.186 Hợp tác xã và 2.059 doanh nghiệp.

Cùng với phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống của người dân ở vùng nông thôn Hà Tĩnh cũng đã thay đổi khi các khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu ra đời, xây dựng nên nhiều miền quê “đáng sống”. Ở đó, kinh tế vườn khởi sắc, hàng rào xanh dịu mát bao quanh từng ngôi nhà; cảnh quan, môi trường được cải thiện rõ nét; hạ tầng đường sá, mương thoát nước đồng bộ, các thiết chế văn hóa - thể thao được xây dựng đầy đủ.

Khu dân cư kiểu mẫu - từ sáng tạo riêng của tỉnh Hà Tĩnh, qua sự đúc kết từ thực tiễn đã được Trung ương áp dụng, trở thành tiêu chí thứ 20 trong Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Việc bỏ phiếu công nhận các xã đạt chuẩn được tiến hành nghiêm túc, chặt chẽ, đã thêm 33 xã được công nhận đạt chuẩn, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên con số 115 xã; bằng 50% tổng số xã toàn tỉnh. Hà Tĩnh không còn xã dưới 10 tiêu chí.

Ông Trần Huy Oánh, Chánh văn phòng nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh, cho biết: Năm 2017, xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh được tập trung cao hơn và chuyển biến nhanh, mạnh hơn, nhất là nhóm xã phấn đấu đạt chuẩn trong năm. Cái được lớn nhất mà tỉnh Hà Tĩnh đạt được đó là đã chuyển biến cơ bản tư duy, nhận thức của đa số người dân và cán bộ về xây dựng nông thôn mới. Không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, người dân đã nhận thức được xây dựng nông thôn mới là xây dựng đời sống mới cho chính mình, mình là chủ thể, tự giác thực hiện. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến xã, thôn vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết đây chính là nguyên nhân cơ bản để nông thôn mới thành công…

Nông thôn mới như luồng gió mới

Nông thôn mới, con người mới. Điều này được minh chứng rõ trong đời sống tinh thần của người dân nông thôn. Từ chỗ quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, người dân đã thay đổi lối sống, biết hưởng thụ và chăm sóc đời sống tinh thần nhiều hơn.

Từ một vùng đất “chưa mưa đã lụt”, đường dọc, lối ngang lầy lội, cuộc sống thiếu thốn đủ bề, ấy vậy mà khi thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới Bùi Xá đã chuyển mình một cách mạnh mẽ để rồi bây giờ “Ai về Bùi Xá hôm nay/Dừng chân ngắm cảnh đổi thay quê nhà”. 

Đúng là về Bùi Xá hôm nay, trái với hình ảnh thụ động trước đây, người dân đã cùng chung tay góp sức làm thay đổi diện mạo của quê hương, vườn tược, đường làng, ngõ xóm, những mảng màu tươi mới đang được những bàn tay lao động cần mẫn thêu dệt nên. Đó cũng chính là “chìa khóa vàng” giúp Bùi Xá rũ bỏ cái nghèo, lạc hậu vươn lên phấn đấu trở thành xã Nông thôn mới.

Cụ Phùng Văn Chính, thôn Hoa Đình, xã Bùi Xá, huyện Đức Thọ năm nay đã ngoài 80 tuổi nhớ lại: Nằm trong vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt, thiên tai, người dân chủ yếu làm nông lại toàn người già, trẻ nhỏ nên dân Bùi Xá ngày xưa khổ lắm. Sống đến bây giờ tôi không nghĩ là có ngày hôm nay Bùi Xá thay đổi nhiều đến vậy. Cũng nhờ có các chính sách nông thôn mới người dân được hưởng thụ nhiều nên bà con chúng tôi ai cũng hào hứng, phấn khởi biết ơn Đảng, Nhà nước nhiều lắm.

Chủ tịch xã Bùi Xá Dương Đức Đồng vui mừng cho biết: “Bùi Xá nằm trong vùng khí hậu khắc nghiệt thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt nên để xây dựng nông thôn mới thực sự là một cuộc cách mạng thay đổi cả nhận thức và tư duy của người dân. Tưởng khó, ấy vậy mà khi khí thế ngấm vào tư tưởng của người dân thì phong trào trở nên sôi nổi, nhiều gia đình tình nguyện đóng góp tiền của, hiến đất, tường bao, cổng dậu, cây cối, ngày công lao động. Cùng với đó, các hoạt động văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục cũng có những bước phát triển mạnh mẽ”. 

Điều chúng tôi nhận thấy được ở Bùi Xá đó là sự hồ hởi, phấn khởi, cố gắng của bà con Nhân dân được thể hiện trên từng nét mặt, nông thôn mới đã thật sự mang lại lợi ích thiết thực.

Đến nay, sau gần 7 năm Bùi Xá đã làm được 21,566 km đường, kênh mương được kiên cố hóa; kinh tế, chính trị ổn định, trẻ em được học hành, vui chơi tại ngôi trường khang trang và đầy đủ tiện nghi, thu nhập bình quân đầu người hiện nay là trên 32 triệu đồng/người/năm, đến thời điểm này toàn xã đạt 20/20 tiêu chí và đặc biệt xã không có nợ đọng xây dựng nông thôn mới…

Trong câu chuyện về xây dựng nông thôn mới ở Thạch Hà, câu nói chân tình mà chúng tôi nghe người dân ở các địa phương bày tỏ trong những câu chuyện kể về tổ công tác huyện cùng xã làm nông thôn mới; mỗi khẩu chỉ nộp mấy chục nghìn hay cán bộ, Nhân dân xã này sang giúp xã khác để thúc đẩy hơn nữa tinh thần quyết tâm của Nhân dân trong xây dựng nông thôn mới. Nhiều làng xã đã tạo nên được những kỳ tích mới trong xây dựng nông thôn mới. Đó là thành quả từ sức mạnh đoàn kết, đồng lòng từ cán bộ và Nhân dân các địa phương.

Cụ thể, xã Thạch Thắng quyết tâm về đích sớm nông thôn mới thì nhờ vào kinh nghiệm, nguồn lực từ xã Tượng Sơn. Người dân một xã không nhiều, phải sử dụng người dân xã khác. Dân Thạch Kênh, Thạch Liên, Phù Việt đã đạt chuẩn thì năm nay sang giúp Thạch Thanh, Thạch Vĩnh, Thạch Hương. Đó gọi là giúp nhau cùng hoàn thiện, cùng tiến bộ.

Về Thạch Hà còn nghe chuyện Nhân dân mỗi khẩu chỉ nộp mấy chục nghìn đến trên 100.000 đồng nhưng xã vẫn về đích “ngon lành”; phong trào hiến đất, góp tiền, công sức vào xây dựng nông thôn mới của người dân được lan tỏa ở hầu hết các địa phương. Sự đồng thuận của người dân còn góp phần xây dựng nhiều nhà văn hóa, những công trình dân sinh quan trọng, mà ở đó, chính họ là chủ thể và là người hưởng lợi.

“Xây dựng nông thôn mới ở Thạch Hà, thực sự Nhân dân đã là chủ thể. Mọi việc đều được Nhân dân bàn bạc, thống nhất, đồng thuận, đoàn kết, chung sức, đồng lòng, ủng hộ, sự vào cuộc của Nhân dân là sức mạnh, là nguồn lực, yếu tố mang tính tiên quyết đưa thành công, bền vững của xây dựng nông thôn mới. Bí thư huyện ủy Trần Nhật Tân chia sẻ.

Khép lại một năm với bộn bề khó khăn nhưng bức tranh nông thôn mới Hà Tĩnh lại thêm những tín hiệu vui. Điều khiến cấp ủy, chính quyền và người dân các địa phương phấn khởi không phải là con số 20 tiêu chí đã đạt được mà là những nét mới, sự đổi thay trong chính cuộc sống hàng ngày của người dân./.

Theo Trà Giang/tapchicongsan.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập199
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm196
  • Hôm nay30,624
  • Tháng hiện tại209,191
  • Tổng lượt truy cập90,272,584
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây