Học tập đạo đức HCM

Phát triển bền vững thương hiệu cam Hà Tĩnh (Bài cuối): Sớm xây dựng "rào chắn" bảo vệ sản phẩm

Thứ hai - 01/12/2014 20:25
Lâu nay, dù đã khẳng định được uy tín và thương hiệu bằng chất lượng sản phẩm, nhưng đầu ra cho cam vẫn là dấu chấm hỏi đối với không ít hộ dân. Bởi lẽ, ngoài vấn đề tiêu thụ, việc bị trộn lẫn với các loại cam kém chất lượng phần nào khiến cam Hà Tĩnh khó chiếm lĩnh thị trường.

Hiện nay, một số sạp trái cây tại chợ và các mối thương lái nhỏ lẻ ven đường “treo biển” cam Khe Mây, Thượng Lộc hay cam Vũ Quang thường rất hút khách. Vậy nhưng, đôi khi trái ngược với lời quảng cáo của các chủ sạp, người thưởng thức lại không cảm nhận được hương vị riêng biệt của đặc sản cam Hà Tĩnh. Thực tế đó khiến nhiều người đặt câu hỏi: Liệu những sản phẩm cam trong tỉnh có bị trộn lẫn?

Phát triển bền vững thương hiệu cam Hà Tĩnh (Bài cuối): Sớm xây dựng `rào chắn` bảo vệ sản phẩm

Các thương hiệu có tiếng như cam Khe Mây, bưởi Phúc Trạch giờ đây đã giảm bớt mối lo khi doanh nghiệp tư nhân Tân Thanh Phong đảm nhận bao tiêu sản phẩm.

Vàng thau trôi nổi lẫn lộn trên thị trường không chỉ đánh lạc hướng người tiêu dùng mà còn làm đau đầu các cơ quan chủ quản cũng như người cung ứng sản phẩm. Việc trộn cam “chính thống” với các loại kém chất lượng, xuất xứ không rõ ràng đang khiến cho thị trường bị nhiễu loạn. Sở dĩ, việc “cam giả” dễ dàng “đội lốt” “cam thật” một phần xuất phát từ nguyên nhân cam Hà Tĩnh chưa xây dựng được thương hiệu. Mặc dù đã tạo được tiếng vang trong một thời gian dài nhưng chỉ có sản phẩm cam bù xây dựng được thương hiệu, riêng cam chanh mới chỉ được tiêu thụ theo hình thức truyền miệng.

“Với chất lượng và uy tín đã được khẳng định, chúng tôi đang khẩn trương tiến hành xây dựng thương hiệu cho cam để tạo cơ sở phát triển bền vững” - Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Lộc (Can Lộc) Nguyễn Viết Chuân cho biết.

Theo ông Nguyễn Hữu Thọ (chủ vườn cam Mai Thọ), một quả cam được đánh giá chuẩn, ngoài chất lượng còn phải đáp ứng những tiêu chuẩn về hình thức. Cam xuất xứ từ Trung Quốc thường có độ bóng rất cao và dính, màu vàng sẫm, loang lổ do sử dụng hóa chất kích thích tạo màu và thường được bán với giá khá mềm. Cam Hà Tĩnh chỉ được thu hoạch từ tháng 9 đến tháng 12 âm lịch. Chính vì vậy, trước thời điểm đó, người tiêu dùng phải cảnh giác với các loại cam được bày bán và tiêu thụ rộng rãi trên thị trường.

Ngoài ra, theo một số người có kinh nghiệm, một cách để người mua có thể nhận biết và lựa chọn đúng sản phẩm là: cam Hà Tĩnh thường được các tiểu thương cắt cuống dài từ 8-10 cm, trong khi cam Trung Quốc và cam không rõ nguồn gốc không có đặc điểm này.

Phát triển bền vững thương hiệu cam Hà Tĩnh (Bài cuối): Sớm xây dựng `rào chắn` bảo vệ sản phẩm

Cửa hàng Mitraco food (Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh) chính thức khai trương đã giúp người trồng cam giảm bớt nỗi lo về đầu ra

Đặc trưng của các sản phẩm cam “khai sinh” trên đất Hà Tĩnh thường có vị ngọt thanh, vỏ mỏng, mọng nước; nếu để lâu chỉ bị rụng cuống hoặc teo vỏ mà không ảnh hưởng đến chất lượng. Riêng “cam giả” vẫn giữ được màu sắc đặc trưng do tiêm hóa chất bảo quản. “Hiện nay, chưa có biện pháp nào cụ thể để ngăn chặn tình trạng cam Hà Tĩnh bị các tiểu thương trộn lẫn với các loại cam khác. Chính vì vậy, người mua nên tìm hiểu kỹ các đặc điểm để lựa chọn đúng”, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Sơn - Nguyễn Văn Hải nhấn mạnh.

Cũng theo ông Hải, nếu xét về chất lượng, cam Hà Tĩnh hoàn toàn đủ sức cạnh tranh với sản phẩm của các vùng miền khác. Tuy nhiên, do khâu makerting chưa hoàn thiện nên việc đưa đặc sản trái cây của tỉnh tiếp cận các thị trường lớn vẫn còn bỏ ngỏ.

Ngày 4/11 vừa qua, cửa hàng Mitraco food (Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh) chính thức khai trương đã giúp người trồng cam giảm bớt nỗi lo về đầu ra. Sự ra đời của cửa hàng được coi là cầu nối thực phẩm sạch và an toàn giữa nhà cung ứng với người tiêu dùng. Tất cả các sản phẩm của Mitraco food đều được tuyển chọn kỹ càng, có nguồn gốc xuất xứ và chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo đó, các sản phẩm cam tại cửa hàng được đóng gói, dán nhãn mác đầy đủ.

Để cam Hà Tĩnh thực sự có vị trí và vươn lên một tầm cao mới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là hết sức cần thiết. Một thương hiệu đúng nghĩa không chỉ mở ra nhiều cơ hội cho loại trái cây này, là “rào chắn” bảo vệ sản phẩm trong bối cảnh thật giả lẫn lộn mà còn tăng thêm niềm tin của khách hàng. Chưa kể, thương hiệu sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển của các sản phẩm cam và mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh, giúp cam Hà Tĩnh đến được với đông đảo người tiêu dùng.

“Phương án của tỉnh hiện nay đang bình tuyển cây cam chanh đầu dòng để làm nguồn cung cấp giống chất lượng cho toàn tỉnh và dần phát triển thành thương hiệu. Hy vọng rằng, từ hướng đi này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho sản phẩm trong tương lai”, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh - Lê Anh Ngọc bày tỏ.

Thùy Dương
theo baohatinh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập488
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại845,489
  • Tổng lượt truy cập93,223,153
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây