Thành công đầu tiên trong những năm đầu đi vào hoạt động là Hội SVC đã tranh thủ được sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và phối hợp tốt với các đơn vị liên quan để tuyên truyền về vai trò, vị trí của SVC trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Bước đầu, Hội đã tổ chức được các đợt tập huấn ngắn ngày cho các hội viên; tổ chức nhiều đợt tham quan, học tập kinh nghiệm ở các tỉnh có phong trào SVC phát triển mạnh. Một số cuộc hội thảo đã được tổ chức thành công, trong đó điểm nhấn là hội thảo “Tạo tác cây cảnh nghệ thuật”.
Cùng với củng cố, kiện toàn BCH Hội SVC tỉnh và sự ra đời của các thành, huyện hội (TP Hà Tĩnh, Can Lộc), các chi hội, CLB…, số hội viên tự nguyện tham gia vào Hội đến thời điểm này đã gần 500 người. Các tác phẩm của Hội SVC đã tham gia các cuộc triển lãm SVC toàn quốc và được trưng bày tại các hội hoa xuân hàng năm trên địa bàn.
Tại cuộc triển lãm SVC toàn quốc chào mừng đại lễ ngàn năm Thăng Long Hà Nội, Hội SVC Hà Tĩnh được tặng bằng khen và có 2 tác phẩm được tặng giải xuất sắc. Các tác phẩm SCV ngày nay đã không thể thiếu trong các sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng; các điểm công cộng ngày càng cần nhiều hơn cây cảnh, cây bóng mát; các chợ hoa, chợ cây cảnh đang thu hút sự quan tâm của nhiều người dân.
Hội SVC đã trở thành điểm tựa quan trọng để thúc đẩy phong trào sản xuất và làm dịch vụ ở khắp các địa phương trong tỉnh. Số lượng vườn cây cảnh các loại đã được nâng lên từ 20 vườn năm 2007 lên 100 vườn ở thời điểm này. Trong số đó, có trên 40% số vườn có diện tích trên 500 m2 và có 50% số vườn cây có vốn đầu tư từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng, cá biệt, có vườn đầu tư 2-3 tỷ đồng. Một số chủ vườn đạt thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Trên địa bàn tỉnh hiện nay cũng đã có hàng chục cơ sở sưu tầm tạo tác gỗ lũa, cây khô nghệ thuật, trong đó có những cơ sở ở Hồng Lĩnh, Kỳ Anh đạt doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm. Các làng đào Thạch Quý, Cẩm Hưng, Thạch Vĩnh ngày càng thu hút nhiều hơn hộ dân tham gia và chú trọng đến việc tạo thế, nâng cao chất lượng nghệ thuật để cạnh tranh trong thị trường. Nhiều địa phương đang từng bước phát triển nghề trồng hoa, trong đó điển hình là mô hình hoa ly thu hút hàng chục hộ ở TP Hà Tĩnh, Thạch Hà tham gia; các mô hình hoa cúc, loa kèn bước đầu đang phát triển ở Thạch Hà, Kỳ Anh, Hồng Lĩnh…
Phong trào nuôi, thuần hóa chim cảnh dù mới xuất hiện những năm gần đây nhưng có xu thế phát triển mạnh với sự ra đời của CLB chim cảnh. Các dịch vụ SVC đang từng bước phát triển với nhiều loại hình phong phú như sản xuất ang, chậu cảnh, kinh doanh các sản phẩm SVC. Đặc biệt đã có 10 doanh nghiệp trong lĩnh vực này đã ra đời và phát triển khá mạnh, trong đó, tại TP Hà Tĩnh có doanh nghiệp đạt doanh thu hàng năm 2-4 tỷ đồng.
Khi chất lượng cuộc sống ngày càng được quan tâm, người dân đang hướng đến nhu cầu thưởng ngoạn cây, hoa, chim cảnh nhiều hơn. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Hội SVC tranh thủ được sự quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn từ các cấp chính quyền và sở, ngành liên quan, triển khai mạnh mẽ các hoạt động trong nhiệm kỳ thứ 2 với những kế hoạch dài hơi nhằm từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát triển hoạt động SVC rộng khắp trên địa bàn không chỉ nâng cao thu nhập cho hội viên mà còn góp phần xây dựng đời sống văn hóa và bảo vệ môi trường sống an lành.
theo baohatinh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã