Học tập đạo đức HCM

Náo nức mùa gặt

Thứ tư - 15/05/2013 21:34
Buổi sáng mùa hè, những vạt nắng sớm đổ xuống đồng ruộng làm dậy lên mùi thơm ngòn ngọt, nồng nàn của mùa lúa chín. Trời bù cho những ngày mưa xối xả, cái nắng đã kịp trở lại với mùa thu hoạch lúa. Khoảng trời, mặt đất đều nhuốm một màu rực rỡ, tươi vui…

 

Náo nức mùa gặt
Bà con nông dân xã Tùng Lộc (Can Lộc) thu hoạch lúa xuân

Vụ xuân 2013, cùng với Kỳ Anh, Can Lộc là địa phương bước vào thu hoạch sớm nhất tỉnh. Một ngày nắng bằng chín, mười ngày mưa, bởi thế mà công việc đồng áng của bà con nông dân Can Lộc đã bắt đầu từ khi trời còn chưa sáng hẳn.

Vừa sáng, từng chuyến xe ba gác nối tiếp nhau chở lúa về làng, dưới chân ruộng những bó lúa xếp thành hàng vẫn chờ sẵn chuyến xe. Năm nay, lúa đẹp lạ, đứng bên này bờ chẳng thể nào nhìn thấy lưng người đang cúi gặt giữa đồng vì lúa dày khít, che khuất cả tầm nhìn. Một vài góc ruộng còn gặt dang dở, bông lúa nặng trĩu hạt xếp chồng lên nhau thành từng lớp, từng lớp.

Ông Đặng Hữu Long, Phó chủ tịch UBND xã Tùng Lộc cho biết: “Đến thời điểm này toàn xã đã thu hoạch được trên 30% diện tích với năng suất dự kiến sẽ cao hơn năm trước khoảng 10%. Đặc biệt với giống BTE1 khả năng có thể đạt 8 tấn/ha. Nếu trời nắng ráo, khoảng chưa đầy 1 tuần nữa xã nhà sẽ hoàn tất thu hoạch lúa xuân”.

Chẳng thể tả hết sự phấn khởi của bà con nông dân, dù cái nắng hè như thiêu như đốt vẫn ánh lên nụ cười mãn nguyện. Không khí thu hoạch sôi nổi, khẩn trương lan tỏa khắp mọi nơi, nơi hối hả gặt chạy nắng, hối hả gối lúa lên bờ, nơi lại ầm ầm tiếng máy gặt, máy tuốt cuồn cuộn phun rơm.

Anh Nguyễn Văn Hải, chủ máy gặt đập liên hợp (Khánh Lộc) cho biết: “Bây giờ nhu cầu gặt máy của người dân rất cao, phải vào ngày thu hoạch tập trung, có khi tôi phải thức trắng, liên tiếp hết nhà này sang nhà khác, máy phục vụ đến 1- 2 h sáng là bình thường”.

Với công suất 4 mẫu mỗi ngày, khi những con “trâu sắt” ra đồng đã giải phóng sức lao động cho người nông dân, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thu hoạch.

Náo nức mùa gặt

"Trâu sắt" ra đồng thu hoạch lúa xuân

Đi giữa biển vàng của huyện Cẩm Xuyên, chúng tôi có cảm giác như không còn ranh giới. Tất cả chỉ nổi lên một màu vàng tươi rực rỡ, đồng đều chạy dài tít tắp. Cẩm Xuyên cũng bắt đầu bước vào mùa gặt. Hòa chung với niềm vui được mùa của toàn tỉnh, năm nay huyện lúa phía Nam này có niềm vui riêng. Đó chính là cuộc lội ngược dòng ngoạn mục loại bỏ gần như triệt để trà xuân sớm, theo đó diện tích xuân muộn tăng lên đến 84%.

Ông Trần Hữu Duyệt, Phó chủ tịch UBND huyện phấn khởi: “Trước đây, đến Cẩm Xuyên hết chuyện lúa IR 1820 thoái hóa lại đến chuyện cháy rầy, nghe não cả lòng. Nhờ chuyển đổi cơ cấu giống sang trà xuân muộn, lúa phát triển đồng nhất một thời vụ, nhờ vậy sâu bệnh giảm hẳn, tình trạng lệch trà cũng được cải thiện. Toàn huyện tiết kiệm gần 5 tỷ đồng cho thuốc BVTV cho vụ xuân năm nay”.

Thế mạnh của Cẩm Xuyên chính là cơ giới hóa nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu gắn với xây dựng CĐM lớn đã kéo năng suất bình quân vượt trội so với những năm trước. Dự kiến năng suất bình quân của vụ xuân đạt xấp xỉ 56 tạ/ha, trong đó một số giống đạt “đỉnh” như VTNA2 (60 tạ/ha), DT 68 (70 tạ/ha)…

 

Theo thống kê của Chi cục BVTV tỉnh, đến nay, toàn tỉnh thu hoạch hơn 30% diện tích lúa xuân, trong đó tập trung nhiều nhất là Kỳ Anh (50%), Cẩm Xuyên (20%), Can Lộc (35%)… Dự kiến khoảng 25/5 sẽ hoàn tất thu hoạch lúa xuân để chuẩn bị cho vụ hè thu tới.
Dù chưa diễn ra đồng loạt như ở Kỳ Anh, Cẩm Xuyên hay Can Lộc nhưng những chiếc “trâu sắt” cũng đã được vận dụng tối đa trên đồng ruộng Thạch Hà.

 

Vừa dừng máy, gạt mồ hôi đanh chảy dài trên gò má, ông Phan Danh Khanh, xã Thạch Ngọc chia sẻ: “Hồi đầu còn lóng ngóng với máy GĐLH nhưng bây giờ thì thạo lắm rồi. Ruộng nhà đến 4 ha nếu không có máy thì không biết đến bao giờ mới xong. Tôi mua máy để phục vụ nhà là chủ yếu, nếu thời tiết thuận lợi độ khoảng nửa tháng nữa là lúa vào bì an toàn rồi. Cả mùa vất vả chờ một ngày thu hoạch, lúa đều và đẹp, gặt sướng tay lắm”.

Bóng tà, một ngày lao động của bà con nông dân tạm gác lại. Những cực nhọc bỗng tan đi khi họ trở về quây quần bên nhau trong bữa cơm nấu vội. Mùa gặt cũng là lúc người nông dân gặp gỡ, hàn huyên tâm sự. Đâu đó phảng phất mùi thơm ngai ngái của những chồng rơm mới…

Nguyễn Oanh
Theo baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập331
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm328
  • Hôm nay34,100
  • Tháng hiện tại212,667
  • Tổng lượt truy cập90,276,060
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây