Học tập đạo đức HCM

Sức sống từ Nghị quyết "Tam nông" ở Lộc Hà

Thứ tư - 10/07/2013 06:09

Sức sống từ Nghị quyết "Tam nông" ở Lộc Hà

Với tổng diện tích tự nhiên 11.853ha, Lộc Hà được xem là địa phương có điều kiện tự nhiên đa dạng để phát triển kinh tế nông nghiệp cả 3 khu vực đồng bằng, ven biển và miền núi. Theo đó, khi Nghị quyết của Trung ương về nông nghiệp – nông thôn và nông dân, nhanh chóng được tỉnh triển khai và được nhân dân đồng tình hưởng ứng, Lộc Hà đã và đang có những bước chuyển mình đáng phấn khởi trong công cuộc phát triển kinh tế, đưa huyện mới đi lên.
Manh mún, lạc hậu, và xuống cấp, đó là những gì người ta từng biết khi nhìn vào nền kinh tế của huyện Lộc Hà của những ngày đầu mới thành lập. Đời sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, ngư và diêm nghiệp, vào sự được – thua bởi phụ thuộc vào thiên nhiên… Nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm cao của toàn Đảng bộ và nhân dân trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu về kinh tế, chính trị, xã hội mà Nghị quyết Đảng bộ huyện đã ban hành, tranh thủ tối đa mọi sự giúp đỡ của các cấp, ngành của Trung ương, của tỉnh, đặc biệt là trong việc quán triệt và triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng và nhà nước… Sau một thời gian thực hiện, bộ mặt của huyện mới Lộc Hà đã không ngừng thay da đổi thịt, tiêu biểu là sức lan tỏa về những hiệu quả do nghị quyết 26 của BCH TW Đảng khóa 10 và NQ số 08 của BCH đảng bộ tỉnh về nông nghiệp – nông thôn và nông dân mang lại.

Để Nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống, dưới sự chỉ đạo, phân công phân nhiệm của BTV Huyện ủy, BCĐ, huyện Lộc Hà đã tổ chức xây dựng chương trình hành động sát với thực tế đang diễn ra tại địa phương trên cơ sở lồng ghép với các nội dung thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, triển khai các lớp quán triệt Nghị quyết, ban hành nhiều chính sách sát đúng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhằm tạo khí thế thi đua yêu nước sôi nổi trong toàn huyện, phấn đấu tăng sản lượng lương thực, thực phẩm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng các mô hình sản xuất đa dạng từ trồng trọt đến chăn nuôi, thuỷ sản, lâm sản và kinh tế hộ gia đình.
Để phát huy thế mạnh của địa phương, tạo thêm nguồn hàng hoá, tăng nhanh giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, trên cơ sở các sản phẩm chủ lực đã phê duyệt, huyện đã tiến hành quy hoạch 10 vùng nuôi trồng thủy sản cùng với các vùng sản xuất rau củ quả tại các xã Mai phụ, Hộ độ, Thạch Châu, Thạch Bằng; 4 vùng chăn nuôi tập trung nằm trong quy hoạch chung của tỉnh tại Hồng lộc, Tân lộc, Ích Hậu và Thịnh Lộc với tổng diện tích 40 ha. Mặc dù mới bắt đầu được hình thành nhưng với việc quy hoạch các vùng chuyên canh, sản xuất tập trung một cách khoa học như thế này, bước đầu đã tạo niềm tin và nguồn động viên lớn để bà con nông dân cùng hưởng ứng, tích cực tham gia. Nhìn trại chăn nuôi lợn của HTX 27/7 của những người nông dân – thương binh – CCB giữa cát cháy dưới chân Truông Vùn ở Thịnh Lộc mới biết sức mạnh của nghị lực con người và niềm tin từ những quyết sách. Trao đổi với chúng tôi, Ông Hoàng trọng Cường – Chủ nhiệm HTX 27/7, xã Thịnh Lộc bày tỏ: Nhờ có sự hỗ trợ của Nghị quyết và sự động viên quan tâm của các cấp ngành, đặc biệt là của huyện và xã nhà nên các thành viên trong HTX đã tập hợp lại quyết định huy động, tranh thủ mọi nguồn để thành lập trang trại nuôi lợn vệ tinh siêu nạc. Sau hơn 5 tháng triển khai, đến nay trang trại đã thả nuôi đợt 1 gồm  300 lợn thịt và chuẩn bị sang tuần thả đợt 2; tổng kinh phí đầu tư ban đầu hơn 1,5 tỉ…
 
Ngoài trang trại chăn nuôi lợn thịt có quy mô lớn 1.200 con tại xã Thịnh Lộc, các mô hình trang trại, gia trại về phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm tại nhiều xã cũng mang lại hiệu quả kinh tế. Tỉ lệ zêbu hóa đàn bò tăng 35% tổng đàn; trong đó có trên 100 hộ chăn nuôi bò bán chăn thả với quy mô 5 con/hộ trở lên. Cùng với đó là các sản phẩm có giá trị kinh tế cao từ các làng nghề truyền thống về nuôi trồng và chế biến thủy hải sản cũng đã góp phần đem lại thu nhập ổn định cho người nông dân Lộc Hà. 

Trên lĩnh vực trồng trọt, có nhiều nét khởi sắc, đột phá mới về quy mô, áp dụng tiến bộ KHKT về giống, kỹ thuật canh tác…đặc biệ trong vụ xuân 2013, toàn huyện đã có 6 xã thí điểm triển khai mô hình sản xuất lúa theo hướng cánh đồng mẫu, với tổng diện tích trên 200ha; năng suất lúa tăng 13%, sản lượng lúa tăng 5,9% so với năm các trước. Để có được kết quả đó, cũng phải nói đến vai trò lãnh đạo, chỉ đạo cũng như các quyết sách hỗ trợ của Đảng và nhà nước. Nhờ bám sát theo lịch, cơ cấu mùa vụ và giống, sự chỉ đạo của tỉnh, của huyện, liên tục trong mấy năm gần đây, niềm vui được mùa luôn hiện hữu trên gương mặt của người nông dân Lộc Hà. Nhằm bỏ thói quen thụ động, phụ thuộc vào yếu tố thiên nhiên, tạo bước chuyển biến tích cực hơn nữa trong sản xuất, UBND huyện đã quán triệt, động viên bà con nông dân chuyển đổi thành công về thực hiện cơ cấu xóa bỏ trà xuân sớm, bố trí hợp lý trà xuân trung, tăng tỉ lệ các giống trà xuân muộn. Ứng dụng và chuyển giao các kiến thức KHKT, đưa nhanh và hình thành bộ giống lúa mới có năng suất chất lượng cao, thích ứng với sự biến đổi khí hậu vào sản xuất diện rộng. Bước đầu đã hình thành 1 số mô hình về cánh đồng mẫu sản xuất tập trung 1 giống, có sự liên doanh liên kết với doanh nghiệp từ sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm… Dấu ấn để lại trên đồng đất Lộc Hà trong những mùa vụ qua đó chính là sự mạnh dạn đầu tư đưa cơ giới hóa vào trong sản xuất nông nghiệp và đem vào các bộ giống mới để ứng dụng sản xuất. Phát huy thế mạnh của 1 trong những vùng đất nổi tiếng về chuyên canh cây Lạc của tỉnh, tại các đồng đất lạc của huyện như Thạch châu, Thạch Bằng,.. từ chỗ canh tác các giống tự có trong dân cho năng suất thấp, thì nay trên 85% diện tích sản xuất lạc đã sử dụng các giống cao sản như L14, L23… Có giống tốt, lại được chăm sóc đúng quy trình, kỹ thuật nên so với năm 2008, năng suất và giá trị về sản phẩm lạc của huyện tăng 12,5%. Góp phần đưa ngành trồng trọt huyện đạt giá trị giá trị sản xuất trong năm 2012 là 53,2 tỉ đồng, tăng 2,5%.  
 
 
Thu hoạch lúa Xuân
 


Hoạt động mua bán thuỷ hải sản tại các tàu 

Bám quê bám biển, nhờ được hưởng lợi từ các nguồn chính sách hỗ trợ của Đảng và nhà nước, trên lĩnh vực đánh bắt khai thác thủy sản của huyện Lộc Hà cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Cùng với thực hiện chính sách theo nghị định 24 của chính phủ, huyện Lộc Hà cũng đã ban hành quyết định 660 nhằm tạo thêm cú hích để khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn cho người nông dân trên địa bàn. Theo đó, sau gần 1 năm thực hiện, đã hỗ trợ dóng mới 11 tàu cá có coogn suất từ 90 đến 250CV với số tiền trên 2,2 tỉ đòng cho ngư dân 2 xã Thạch Bằng và Thạch Kim. Hiện có thêm 4 tàu đang được nghiệm thu để được nhận hỗ trợ. Nhờ được đầu tư và khai thác có hiệu quả, năm 2012, sản lượng đánh bắt thủy sản toàn huyện tăng 35,7% so với năm 2008. 
 Đời sống của đa số nông dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn đã khởi sắc và có nhiều xóm, làng văn hoá, tổ dân cư tiên tiến... Đã có 829 nhà tranh tre, vách đất của các hộ nghèo, hộ chính sách được hỗ trợ, xây dựng và sửa chữa mới. Trong năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm 19,14% xuống còn 14,55% so với năm 2007. Đặc biệt sau 3 năm thực hiện quyết định 1956 của thủ tướng chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, toàn huyện đã tổ chức được 43 lớp cho 1540 học viên, bao gồm đào tạo nghề nông nghiệp, nghề phi nông nghiệp góp phần giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn.Toàn huyện có 13/13 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 1, 95% hệ thống trường học được kiên cố hóa, tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 56%. 13/13 xã có nhà văn hóa, 45/91 nhà văn hóa thôn đạt chuẩn. Bằng sự nổ lực phấn đấu không ngừng, cùng với quyết tâm xây dựng khu trung tâm hành chính huyện, thời gian qua, huyện Lộc Hà cũng đã tập trung huy động nhiều nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn theo hướng tiên tiến, hiện đại. Nhiều công trình, dự án mang tính thiết thực gắn liền với sự chung tay góp sức của các cấp các ngành như chương trình nước sạch nông thôn, đường giao thông nông thôn, nhà văn hoá, trạm y tế, các công trình vệ sinh, hầm khí Bi-ô-ga tại các gia đình... Nhìn chung các phong trào phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, làm đường GTNT- TLNĐ.... đều thu hút được nông dân đồng tình hưởng ứng, đóng góp tiền của, công sức tham gia. Đi đầu và làm tốt trong các nội dung này, trước hết phai nói đến đơn vị xã Thạch Châu – địa phương đã đạt 17 tiêu chí trên 19 tiêu chí về chương trình XDNTM, sẽ về đích cuối 2013 này.

Có thể nói sau 5 năm thực hiện NQ 26 khóa 10 và 4 năm thực hiện NQ08 của Tỉnh ủy về nông nghiệp nông dân nông thôn, hiệu quả thực tiễn đã phần nào minh chứng sự đúng đắn và thiết thực khi tinh thần NQ trở thành động lực, hơi thở của cuộc sống. Với những kết quả bước đầu huyện mới Lộc Hà đạt được, khẳng định sức mạnh, sự đồng thuận giữa ý đảng lòng dân, góp phần tạo nên diện mạo mới cho bộ mặt nông thôn, vị thế làm chủ mới cho người nông dân và sự phát triển toàn diện, hiện đại hơn cho nền nông nghiệp của địa phương.

Không giấu nổi niềm tin tưởng trước những đổi thay của quê hương Lộc Hà sau 5 năm thực hiện nghị quyết 26 của BCH TQQ Đảng khóa X và 4 năm thực hiện nghị quyết số 08 của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVI về nông nghiệp nông thôn và nông dân, trao đổi với chúng tôi, ông Phan Văn Nhàn – PCT UBND huyện Lộc Hà cho biết: Giải pháp để đưa nghị quyết Tam nông vào cuộc sống thì có nhiều nhưng với kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn đó là nếu có sự đồng thuận cao của người dân thì mọi việc dễ được thực thi và gặt hái hiệu quả. Để làm được điều đó cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động để người dân hiểu rõ được vị thế chủ động của mình. Trên cơ sở các chủ trương nghị quyết chính sách của Đảng và nhà nước, huyện đã và đang, sẽ tiếp tục ban hành các chính sách nhằm đồng hành, hỗ trợ động viên các địa phương và bà con nông dân tiếp tục có những bước phát triển vững chắc hơn….
Tuy còn nhiều việc cần phải làm, cần có thời gian để khẳng định, nhưng kết quả bước đầu đạt được là nguồn khích lệ lớn lao để đảng bộ, chính quyền cùng các ngành, các cấp ở Lộc Hà tập trung thực hiện trong thời gian tới với những kế hoạch, dự án hiệu quả hơn, thiết thực hơn để chính sách “ Tam nông “ của Đảng và Nhà nước nhanh chóng đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả.
 
Trâm Anh
Đài PTTH huyện Lộc Hà
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập171
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm169
  • Hôm nay36,158
  • Tháng hiện tại811,436
  • Tổng lượt truy cập91,985,165
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây