Học tập đạo đức HCM

Thạch Hà - Mùa thu mới (p.2)

Thứ sáu - 06/10/2017 02:07
Những ngày giữa thu, chúng tôi đi suốt chiều dài, băng qua chiều rộng và chứng kiến khu vực nào ở huyện Thạch Hà cũng bừng lên sức sống mới.

Đến làng rau quả Tượng Sơn

Cách đây hai năm, tôi về thăm Tượng Sơn khi xã vừa được công nhận về đích Nông thôn mới. Xe vừa chạm tới ranh giới xứ sở này, tôi chợt ngỡ ngàng bởi những con đường gồ ghề, nhầy nhụa bùn đất, rác rưởi vật vờ xưa kia giờ không còn nữa, thay vào đó là một Tượng Sơn "đẹp đường, đẹp ngõ".

Trường học, trạm y tế xã ngời lên như một nét "chấm son". Giữa những cánh đồng xanh là những mảnh vườn xanh bao la tít tắp. Đường lối chiến lược của Đảng ủy và chính quyền xã Tượng Sơn là "xanh hóa từ nhà ra đồng" để biến 438ha đất sản xuất nông nghiệp "bốn mùa xanh". Thành quả đó đã được minh chứng cụ thể bằng con số đích thực": Tượng Sơn hiện có 1.091 hộ dân, với 4.694 nhân khẩu, được phân bố thành 7 thôn, trong đó 1 thôn theo đạo Thiên chúa giáo. Đời sống nhân dân từ lương tới giáo đều khá sung túc, nhà cửa khang trang. Thu nhập bình quân 28,7 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn lại 4,9%, mức tăng trưởng bình quân 13% năm".

Bí xanh ở vườn Tượng Sơn.

Một ấn tượng tôi không thể nào quên, đó là Tượng Sơn đã có một bước "đại nhảy vọt" từ cuộc "cách mạng" nông thôn mới. Ông Dương Kim Huy, Chủ tịch UBND xã thành thực chia sẻ: "Không có sức hút về chương trình quốc gia xây dựng Nông thôn mới thì đường vẫn chưa ra đường, đồng lúa vẫn hạt chắc, hạt lép. Còn dân vẫn tự ti và bảo thủ, không ai nghĩ tới chuyện hái được tiền từ rau, củ, quả trong vườn đâu. Nhưng bây giờ thì khác xưa nhiều lắm. Không có cán bộ nhiệt tình "cầm tay chỉ việc" chắc không có xanh đồng, xanh vườn như thế này đâu". Điều ông Huy nói, tôi đã kiểm chứng được qua thực tế từ mỗi việc làm của người dân, với trách nhiệm của các công bộc "miệng nói, tay làm, tai lắng nghe".

Cuối tháng 9/2017, trở lại Tượng Sơn, niềm vui của tôi như được nhân lên, trong mùi thơm lúa mới của những cánh đồng đang gặt dở, nhịp sống của người dân nơi đây hối hả, khẩn trương hơn. Tôi quan sát những hàng cây xanh vừa mới trồng cách đây bốn năm, bây giờ đã cao vượt quá đầu người, ngời lên búp nõn trong nắng thu dìu dịu. Những khu vườn "mướt xanh như ngọc", không phải vẽ ra trong thơ nữa, nó đã trở thành hiện thực ở đất này.

 
 
 

Bí thư Đảng ủy Dương Kim Hợi bảo tôi: Hiện nay xã Tượng Sơn đang phấn đấu đạt xã Nông thôn mới kiểu mẫu. Trong hành trình này, chúng tôi rất tin ở nội lực của địa phương mình. Bởi chúng tôi xây dựng được sức mạnh đoàn kết và dân chủ từ Đảng tới dân. Trong 5 năm qua, ngoài mở rộng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, Tượng Sơn đã thành lập được 19 tổ hợp tác, 6 hợp tác xã, 3 doanh nghiệp liên kết với người dân phát triển kinh tế, xây dựng 74 mô hình chăn nuôi, trồng trọt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hơn 25  hộ có thu nhập 80-100 triệu mỗi năm từ vườn rau. Gần 300 vườn hộ có thu nhập 30-40 triệu đồng mỗi năm. Rau Tượng Sơn đã trở thành " thượng hiệu rau sạch" cả nước biết tới. Chính sự tin tưởng của người tiêu dùng là thước đo về đạo đức trong sản xuất hàng hóa nông nghiệp của chúng tôi".

Trong gió thu mơn man, tôi rảo bước cùng ông Hợi đến xem mảnh vườn mẫu của ông Hoàng Văn Minh. Trên diện tích đất vườn khoảng hơn 4 sào, được gia chủ kiến tạo như "ô bàn cờ" xanh. Ông Minh bộc bạch với khách: "Ngày trước chưa có phong trào, vườn tui cứ để cho cỏ mọc lút đất. Nhờ có cán bộ xã đến thuyết phục, vận động và trợ sức nên gia đình tui mới mạnh dạn làm. Mình làm rồi cả làng cùng làm, tính ra làm rau mới có thêm "đồng ra, đồng vào" nên nhà nào cũng chăm làm". Những bàn tay siêng năng như ông Minh, bà Thư đang làm cho su hào, cải bắp dày luống, mùng tơi vươn thêm ngọn, bí bầu thêm trĩu giàn. Mùa nào thức ấy, còn đất, còn người Tượng Sơn thì còn "thương hiệu làng rau".

Cả huyện bừng lên sức sống mới 

Những ngày giữa thu, chúng tôi đi suốt chiều dài, băng qua chiều rộng và chứng kiến khu vực nào ở huyện Thạch Hà cũng bừng lên sức sống mới. Về Thạch Long nghe ấm áp "nhịp gõ" thợ đóng thuyền xứ đạo, với những khát vọng làm ăn mới của ngư dân. Ra Phù Việt, Việt Xuyên, Thạch Liên, Thạch Thanh... lại gặp cán bộ "chạy ngược, chạy xuôi chân rối rít", khi mọi chính sách đã được hoạch định, mọi kế hoạch triển khai nhưng còn canh cánh vì chưa tới đích.

Trong nắng thu chan hòa, gương mặt Thạch Hà đầy sức sống được hiện rõ trong ánh mắt người dân. Họ có niềm tin từ một chủ trương lớn, đến niềm tin từ sức lao động của chính mình. Thạch Hà mảnh đất ngàn đời của nông nghiệp, nên "mặt trận nông nghiệp" vẫn là "mặt trận hàng đầu" với chiến lược ổn định và phát triển bền vững. Tất nhiên những phát triển mới về công nghiệp, tiểu thủ cộng nghiệp, dịch vụ thương mại.. đang hinh thành và lớn cùng thời đại. Cuộc cách mạng nông thôn mới, không phải là cuộc chạy đua theo phong trào, mà chính là sự "bứt phá" để "rũ bỏ" những cái cũ nghèo nàn, lạc hậu.

Ông Trần Việt Hà, Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà cho biết: "Những mẫu hình nông thôn mới Thạch Hà xây dựng vừa qua, chính là nhờ sự chỉ đạo rất quyết liệt từ cán bộ huyện tới cơ sở. Tính đến tháng 9/2017 này, toàn huyện đã có 407 tiêu chí, có thêm 4 xã về đích nông thôn mới. Xây dựng mới 190 mô hình sản xuất hàng hóa, có doanh thu từ 100 triệu/năm trở lên. Thành lập được 57 Hợp tác xã, 32 doanh nghiệp mới, hình thành thêm 92 vườn mẫu và 7 khu dân cư kiểu mẫu".

Quả thực, chuyện làm ăn mới của người dân Thạch Hà kể sao cho xiết được. Chỉ biết rằng cuộc hành trình mới vẫn đang còn nhiều vất vả gian nan. Nếu ai hiểu được rằng "hoa hồng nở trên gai", thì Thạch Hà hôm nay muốn "nở nhiều bông hồng đỏ " cũng phải biết trải nghiệm như thế .

Theo: Phan Thế Cải/infonet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập170
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại872,960
  • Tổng lượt truy cập92,046,689
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây