Học tập đạo đức HCM

Trồng rau vườn, thu hàng trăm triệu mỗi năm

Thứ năm - 18/05/2017 04:41
Từ suy nghĩ ban đầu là trồng rau sạch để phục vụ nhu cầu gia đình và người dân trong vùng, nhưng với hiệu quả từ những vườn rau, củ, quả sau những tháng ngày dày công chăm bón, nhiều chị em phụ nữ thôn Hồng Lĩnh, xã Vượng Lộc (Can Lộc - Hà Tĩnh) đang vươn lên thoát nghèo và làm giàu từ các mô hình vườn hộ.

trong rau vuon thu hang tram trieu moi nam

Có những ngày, vườn dưa mang lại hàng triệu đồng cho gia đình chị Phan Thị Hồng Lộc.

“Trồng rau, trước là phục vụ cho gia đình mình, chứ ai lại nông dân mà bỏ tiền đi mua rau ngoài chợ…”. Nghĩ là làm, ban đầu chị Phan Thị Hồng Lộc bắt tay trồng các loại rau, củ, quả như: Dưa chuột, bí xanh, các loại cà… Nhờ đất đai và khí hậu phù hợp; được chăm bón tốt qua tiếp thu kỹ thuật từ các lớp tập huấn trong chương trình xây dựng NTM, vườn rau của chị phát triển nhanh và cho năng suất cao, ngoài đáp ứng nhu cầu sử dụng trong bữa ăn hàng ngày, đã bắt đầu mang lại nguồn thu cho gia đình.

Với hiệu quả thực tế, gia đình chị Lộc tập trung đầu tư mở rộng diện tích, vừa ươm cây giống bán, vừa trồng các loại rau theo mùa. Đến thời điểm này, với tổng diện tích 3.500 m2, mỗi năm, vườn rau của chị cho doanh thu trên 350 triệu đồng.

Chị Lộc chia sẻ: Trồng rau sạch không khó, chỉ cần thực hiện đúng “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” là sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, tuân thủ nghiêm quy trình trồng rau sạch. Đặc biệt, áp dụng hệ thống tưới tự động bảo đảm cung cấp lượng nước vừa đủ, vừa không mất nhiều thời gian và công sức như trước đây.

trong rau vuon thu hang tram trieu moi nam

Đầu tư hệ thống tưới tự động giúp các hộ giảm sức lao động

Những năm trước đây, chị Nguyễn Thị Tình quần quật từ sáng đến tối với ruộng lúa, ruộng màu nhưng cuộc sống vẫn chật vật, không đủ ăn. Từ cuối năm 2015 đến nay, phong trào xây dựng vườn mẫu nở rộ, nhận thấy nhiều gia đình đi lên từ trồng rau sạch, chị Tình mạnh dạn học hỏi kinh nghiệm, áp dụng khoa học công nghệ chuyển đất vườn, đất ruộng sang trồng rau. Không phải bỏ quá nhiều công sức như khi làm ruộng, chị còn có thời gian chăm sóc thêm 8 con bò, cuộc sống gia đình từ đó đổi thay. Riêng vườn rau, mỗi năm cho doanh thu hơn 100 triệu đồng, vừa giúp chị trang trải sinh hoạt gia đình, lại có tiền cho 3 đứa con ăn học.

Năm nay đã ngoài tuổi 64 nhưng bà Nguyễn Thị Sen vẫn miệt mài với cây rau. Bà chia sẻ: “Trồng rau không mất quá nhiều sức lực, tuổi này rồi không có việc gì làm thấy ngứa ngáy tay chân, làm thì vừa vui, khỏe người, lại có thêm thu nhập cho gia đình, sắm sửa được các thiết bị trong nhà”.

Từ những vườn rau nhỏ lẻ, đến nay, toàn thôn Hồng Lĩnh được “khoác tấm áo mới” với những vườn rau mướt xanh được quy hoạch ngay hàng thẳng lối. Và thay vì phải mang rau ra chợ bán, rau ở thôn Hồng Lĩnh được nhiều thương lái trong và ngoài huyện tìm đến mua tận vườn. Để đảm bảo thường xuyên có nguồn thu và đủ lượng rau sạch cung cấp cho thị trường, bà con trong thôn trồng xen kẽ các loại rau ngắn ngày và dài ngày. Tùy theo nhu cầu thị trường, những loại rau gối vụ có trong vườn như cải, mồng tơi, dền, mướp đắng, cà, đậu que... và ươm bán cây giống.

Ông Lương Văn Thành - Trưởng thôn Hồng Lĩnh phấn khởi cho biết: “Dân số của thôn ít, chỉ có 69 hộ. Trước đây, vườn chủ yếu trồng keo, bạch đàn…; từ khi chuyển sang trồng rau sạch, đời sống bà con được cải thiện, thu nhập cao, đặc biệt là xây dựng được nhiều vườn mẫu đẹp. Bờ rào truyền thống nay được thay bằng các bồn hoa cây cảnh, đẹp làng, đẹp ngõ, đẹp vườn... Nhiều địa phương trên cả nước đã đến thôn chúng tôi tham quan, học hỏi; thậm chí người con của thôn đi xa về không nhận ra quê mình thay đổi và đẹp đến như thế”.

Theo Thu Hà/nbaohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập502
  • Hôm nay40,577
  • Tháng hiện tại803,072
  • Tổng lượt truy cập88,158,142
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây