Học tập đạo đức HCM

Ba bài học rút ra bước đầu xây dựng NTM ở Hà Tĩnh

Thứ bảy - 04/08/2012 03:29
Hà Tĩnh được Ban chỉ đạo xây dựng NTM Trung ương đánh giá là một trong ba tỉnh dẫn đầu cả nước về việc triển khai, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM cùng với Thái Bình và Quảng Ninh. Sau 2 năm triển khai một chương trình lớn, đầy khó khăn, thách thức với yêu cầu các tiêu chí rất cao, bao trùm tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn, Hà Tĩnh đã bước đầu thành công và rút ra những bài học quý.

 

 



17/17 thôn của xã Tùng Ảnh huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh có nhà Văn hóa khang trang

1. Phải có cơ chế, chính sách mở.

Theo Ban chỉ đạo xây dựng  NTM Hà Tĩnh, 6 tháng đầu năm 2012, Hà Tĩnh tăng thêm được 226 tiêu chí NTM. Các huyện có mức tăng khá là Can Lộc 65 tiêu chí, Kỳ Anh 29 tiêu chí, Hương Sơn 25 tiêu chí. Có 8 xã đạt từ 14-16 tiêu chí, 27 xã đạt từ 9-13 tiêu chí, 118 xã đạt từ 5-8 tiêu chí, 82 xã đạt dưới 5 tiêu chí.

Chính quyền các cấp đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, định ra nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích người dân xay dựng hạ tầng và phát triển sản xuất.Đó là các quyết định của UBND tỉnh Hà Tĩnh. Như QĐ 853 về phê duyệt danh mục sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực của tỉnh; QĐ 19 về cơ chế huy động, cơ chế lồng ghép, quản lý các nguồn vốn trong xây dựng NTM; QĐ 26 về hỗ trợ lãi suất vay vốn tại các tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM; kế hoạch số 1237 về việc triển khai Nghị định 61 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.




Đường giao thông nông thôn xã Tùng ẢnhĐức Thọ-Hà Tĩnh

Cùng với tỉnh, 11/12 huyện, thị xã đã bố trí ngân sách hỗ trợ trực tiếp cho chương trình xây dựng NTM năm 2012; 12/12 huyện thị, ban hành chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Riêng các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Cẩm Xuyên, Lộc Hà, TP Hà Tĩnh ban hành chính sách dài hạn từ 2 đến 5 năm.

Những chủ trương, cơ chế, chính sách mở nói trên đã thực sự tiếp sức cho người dân trong xây dựng NTM. 6 tháng đầu năm 2012, có thêm 192 mô hình sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao. Trong đó lĩnh vực chăn nuôi 79 mô hình, trồng trọt 75 mô hình, thủy sản 20 mô hình, TTCN- Dịch vụ 13 mô hình, có 5 mô hình sản xuất khác. 34 trang trại được thành lập mới, cùng với 78 tổ hợp tác, 59 HTX, 27 doanh nghiệp mới ra đời. Có thêm 60 cơ sở chăn nuôi ký kết hợp đồng chăn nuôi lợn thương phẩm liên doanh, liên kết với doanh nghiệp, nâng tổng số cơ sở chăn nuôi lợn thương phẩm liên kết với doanh nghiệp lên  84 cơ sở; xây dựng 3 cơ sở chăn nuôi lơn nái cấp bố mẹ liên kết với doanh nghiệp có quy mô từ 250-350 con/lứa tại Kỳ Anh, Can Lộc, Vũ Quang.

2. Đầu tư cho hạ tầng được coi là cái gốc để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.

Mỗi năm bình quân nhân dân Hà Tĩnh đóng góp hơn 100 tỷ đồng cho xây dựng giao thông nông thôn. Phong trào hiến đất làm đường liên xã, liên thôn mở ra khắp nơi, được bà con nhiệt tình hưởng ứng. các địa phương đều có bước chuyển mạnh về nhận thức, coi đầu tư cho hạ tầng giao thông là cái gốc để hiện thực hóa các đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân và nông thôn. Đến nay, tổng số 53, 4% đường GTNT trong toàn tỉnh đã được nhựa hóa và bê tông hóa. 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, trong đó có 97,9%  được nhựa hóa hoặc bê tông hóa. Nhiều xã như Gia Phố, Tùng Ảnh, Trường Sơn, Yên Hồ đã bê tông hóa, nhựa hóa 100% đường giao thông. Hầu hết các huyện có chính sách hổ trợ 100% xi măng làm đường giao thông nông thôn. Các phong trào kiên cố hóa kênh mương, chỉnh trang khu dân cư, khu trung tâm xã được triển khai khá mạnh. Đường mở ra đến đâu, sản xuất phát triển đến đó . Hàng hóa từ các đô thị được đưa về tận các làng quê. Các sản phảm nông nghiệp ở vùng sâu, vùng xa lâu nay bị ách tắc, khó tiêu thụ nay nhờ giao thông thuận lợi được các thương lái thi nhau về thu mua, giúp bà con nông dân an tâm, phán khởi phát triển sản xuất, chăn nuôi tăng thu nhập.

3. Huy động được sức mạnh của toàn xã hội.

Điểm thành công nổi bật của Hà Tĩnh là động viên được cả xã hội vào cùng chăm lo sự nghiệp xây dựng NTM. Về Hà Tĩnh, kể cả những ngày nghỉ cuối tuần, ở làng quê nào cũng thấy không khí sôi nổi về xây dựng NTM. Thôn này nắn tuyến, mở đường, thôn kia bắc cầu, làm kênh mương cứng. Gặp nhau trong bữa cưới, ngoài lề cuộc họp, nghe râm ran chuyện bà con bàn nhau, hỏi nhau về các tiêu chí phấn đấu, về cách vay vốn đầu tư chăn nuôi tập trung, bài bản. Phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh …cuộc họp nào cũng sôi nổi luận bàn về mục tiêu XDNTM. Trụ sở đảng ủy, ủy ban cuối tuần lại đông vui, nhộn nhịp hơn ngày thường. Bởi từ bí thư, chủ tịch xã đến các bộ phận đều đến trụ sở, phân công nhau bám thôn, bám dân phóng tuyến, mở đường mới, xây dựng, chỉnh trang đường cũ…Gọi vào máy lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh từ bí thư, chủ tịch đến các phòng, ban, hội đoàn thể quần chúng đều nghe trả lời gấp gáp, nhỏ vừa đủ nghe: “Tôi đang đi cùng đoàn kiểm tra NTM!”

Để tạo thành sức mạnh tổng hợp, có một nguồn lực về kinh tế của toàn xã hội chung tay xây dựng công cuộc NTM, Hà Tĩnh đã giao cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn, vân động con em quê hương sống, làm việc xa quê đỡ đầu tài trợ cho 105 xã trong tỉnh. Trong đó 58 đơn vị đã ký kết đỡ đầu tài trợ 58 xã triển khai một số hoạt động có hiệu quả thiết thực. Ngoài các cá nhân, đơn vị đăng ký qua Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh để được giúp đỡ tài trợ lên đến hơn 17 tỷ đồng. Riêng các cá nhân, đơn vị, các tổ chức đồng hương xa quê, 6 tháng đầu năm nay đã đăng ký tài trợ, đỡ đầu 166 tỷ đồng qua tỉnh, 10 tỷ đồng qua các huyện, thị xã, 156 tỷ đồng hỗ trợ trực tiếp cho các xã (trong đó có 54 tỷ đồng bằng hiện vật)

Mặc dù đã được Trung ương, bạn bè đánh giá cao, nhiều tỉnh bạn đến học hỏi kinh nghiệm về xây dựng NTM, nhưng theo Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo xây dựng NTM Hà Tĩnh - ông Võ Kim Cự vẫn cho rằng: còn nhiều việc phải làm. Kết quả chưa tương xứng với kỳ vọng của chính quyền các cấp và người dân. Theo ông, để chương trình NTM thực sự chuyển biến mạnh, có chiều sâu vững chắc, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các xã với các phòng, ban của huyện. Cần tập trung bàn bạc kỹ  và triển khai các chuyên đề một cách bài bản, cụ thể; trong đó cần ưu tiên nguồn lực cho phát triển giao thông./.

                                                               Khắc Hiển – Thanh Hoài
Nguồn: congluan.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập92
  • Hôm nay25,847
  • Tháng hiện tại159,171
  • Tổng lượt truy cập92,536,835
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây