Học tập đạo đức HCM

Xây dựng nhà văn hoá thôn: Cần tính đến hiệu quả sử dụng

Thứ bảy - 04/08/2012 02:53
Nâng cao đời sống văn hóa ở nông thôn là một trong những tiêu chí quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Tuy nhiên, tình trạng nhà văn hóa (NVH) đầu tư thiếu đồng bộ, chỉ có "vỏ" mà không có "ruột" đang khá phổ biến ở nhiều địa phương.
 

Được xây dựng từ năm 2008, nhưng đến nay, Nhà văn hoá xóm 7, thôn Việt Yên, xã Đông Yên, huyện Quốc Oai vẫn chưa có lối vào.Images: Ngọc Mai
Nhà văn hóa… đóng cửa

Năm 2008, xã Đông Yên được UBND huyện Quốc Oai phê duyệt xây dựng NVH thôn Việt Yên, để có nơi sinh hoạt, hội họp và có địa điểm nuôi dạy trẻ. Ngày khởi công, gần 40 hộ dân trong xóm vui mừng khôn tả. Vậy mà, từ khi NVH hoàn thành (ngay trong năm 2008) đến nay, các hộ dân xóm 7 của thôn vẫn không được vào để hội họp. Nguyên nhân do NVH xây xong không có đường vào, chưa có trang thiết bị thiết yếu phục vụ hội họp. Ông Cấn Văn Quân, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Yên cho biết, trước khi xây dựng, xóm 7 đã thỏa thuận với hộ bà Nguyễn Thị Bách đổi đất để làm đường vào, nhưng khi NVH xây xong, gia đình bà Bách lại không đồng ý. Từ đó đến nay, NVH đành phải "đóng cửa" và đang ngày một xuống cấp nghiêm trọng. 

Tại thôn Cấn Thượng, xã Cấn Hữu (Quốc Oai), mặc dù NVH hoàn thành từ năm 2009, với mức đầu tư khoảng 300 triệu đồng, song đến nay, vẫn chưa một ngày được sử dụng, vì thiếu đồng bộ. NVH chưa có bàn ghế, loa đài và những trang thiết bị thiết yếu phục việc sinh hoạt, hội họp của nhân dân; sân, tường bao quanh NVH chưa được xây dựng nên người dân không có lối vào. Hiện nay, việc sinh hoạt, hội họp của trên 900 hộ dân trong thôn vẫn phải tổ chức nhờ tại trụ sở HTX nông nghiệp thôn.

Hà Nội chưa có thống kê đầy đủ về tình trạng NVH xây dựng xong bị bỏ hoang. Nhưng chỉ riêng tại huyện Quốc Oai đã có khoảng 70 NVH được xây dựng trong hai năm 2008, 2009 bằng nguồn ngân sách, song không ít NVH sử dụng kém hiệu quả. 

Tránh xây dựng tràn lan

Theo ông Nguyễn Thế Thịnh, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Sơn (Quốc Oai), để có được diện tích đất xây dựng NVH thôn theo tiêu chí NTM, xã gặp nhiều khó khăn. Hiện, đa số quỹ đất công của xã nằm xen kẹt trong khu dân cư, diện tích nhỏ, nếu muốn có đủ diện tích để xây dựng NVH đạt chuẩn phải chờ dồn điền đổi thửa, quy hoạch đồng ruộng, dồn quỹ đất công. Vậy nhưng, việc dồn điền đổi thửa chưa được triển khai. 

Để khắc phục tình trạng này, xã Yên Sơn có chủ trương, đối với các thôn đã xây dựng NVH mới, chưa đạt chuẩn về diện tích sẽ tập trung đầu tư nâng cấp mở rộng khuôn viên, mua sắm thêm trang thiết bị. Triển khai quy hoạch khu văn hoá trung tâm xã trên địa bàn thôn Yên Trung, diện tích 1,38ha gồm các hạng mục như: sân bóng đá, bể bơi, nhà điều hành kết hợp phòng tập… tổng dự kiến đầu tư khoảng 20 tỷ đồng, bảo đảm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá cộng đồng cho nhân dân, tránh tình trạng xây dựng tràn lan nhưng hoạt động không hiệu quả.

Từ thực trạng trên, thiết nghĩ, khi quy hoạch xây dựng NVH, các đơn vị tư vấn và các huyện phải nghiên cứu, điều tra kỹ điều kiện thực tiễn, căn cứ vào quy mô dân số, nhu cầu sử dụng để tính toán diện tích xây dựng NVH bảo đảm hài hoà 2 yếu tố đúng tiêu chuẩn kỹ thuật nhưng không lãng phí. Vị trí NVH nên quy hoạch ở trung tâm thôn thuận lợi về giao thông, đảm bảo vệ sinh môi trường, quy hoạch gắn liền các công trình công cộng của xã, tạo quần thể kiến trúc, cảnh quan đẹp cho thôn. Mặt khác, các huyện phải chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của các NVH bằng cách: Thành lập Ban Chủ nhiệm hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản và xây dựng quy chế hoạt động, cơ chế tài chính rõ ràng; đổi mới, đa dạng nội dung sinh hoạt, hoạt động văn hoá - văn nghệ, thể dục thể thao để thu hút đông đảo người dân tham gia, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.


Tháng 5 vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có văn bản góp ý với Bộ VHTT&DL về tiêu chí số 6 trong Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (nhà văn hóa, khu thể thao xã đạt chuẩn có diện tích 2.500m2; 100% số thôn, bản có nhà văn hóa, khu thể thao đạt quy định). Theo đó, UBND TP đề nghị không nên quy định cứng bằng con số cụ thể mà nên mềm hóa tiêu chí này. Chẳng hạn, quy định nhà văn hóa, thể thao thôn có quy mô từ 500m2 trở lên là được.
 
Hải Yến
Theo ktdt.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập345
  • Hôm nay65,185
  • Tháng hiện tại724,512
  • Tổng lượt truy cập93,102,176
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây