Học tập đạo đức HCM

Bài 2: Ước mơ mang kiến thức đến cho người dân

Thứ ba - 12/06/2012 11:07
Qua 5 năm triển khai, chương trình bồi dưỡng kiến thức cho nông dân của tỉnh Vĩnh Phúc đã gặt hái được nhiều thành công. Nhiều mô hình hay đã hình thành sau mỗi buổi học, số triệu phú, tỷ phú xuất hiện ngày càng nhiều ở khắp các vùng quê.
Chủ trang trại gà bạc tỷ
Từng là giáo viên dạy âm nhạc, sau những thăng trầm của cuộc sống, cô giáo Nguyễn Thị Hoài Lam ở xã Quang Sơn (Lập Thạch) đã quyết định chia tay bục giảng, trở về với mảnh đất quê hương và nuôi ước mơ làm giàu.
Ít ai ngờ, người phụ nữ 26 tuổi mang trong mình “máu” nghệ sĩ như Lam lại có suy nghĩ táo bạo đến vậy. Năm 2007, được sự ủng hộ của gia đình, Lam phá bỏ 1,5ha chè chuyển sang nuôi gà thịt. Tuy nhiên, do không có kiến thức và kỹ thuật, kinh nghiệm thực tiễn, đàn gà của chị cứ lăn đùng ra chết. Bao ước mơ, hy vọng của đôi vợ chồng trẻ tiêu tan.
Trong lúc loay hoay tìm hướng đi mới, Lam biết đến lớp học của Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức và Đào tạo nghề cho nông dân. Sau hai tháng tham gia lớp học bồi dưỡng kiến thức, đặc biệt là với ý chí “vượt lên chính mình”, chị quyết tâm làm lại từ đầu. Bắt đầu lại với 20 triệu đồng vay từ ngân hàng cùng số tiền tích cóp, vay mượn anh em, Lam đã đầu tư mua giống và làm chuồng trại.
Với suy nghĩ “trăm nghe không bằng một thấy”, Lam đã khăn gói đi học hỏi kinh nghiệm các chủ trang trại làm ăn hiệu quả ở nhiều tỉnh như Phú Thọ, Tuyên Quang… và quyết định đầu tư nuôi giống gà mới (gà Ri - Dabaco của Bắc Giang). Lúc đầu, Lam nuôi 200 con, khi thấy có hiệu quả cao, chị nâng dần số lượng, từ 1.500 đến 2.000 rồi 3.000 con. Giờ đây, gà của Lam đã được tiêu thụ khắp trong tỉnh Vĩnh Phúc và còn xuất sang thị trường các tỉnh lân cận như Phú Thọ, Hà Nội…Hiện, Lam còn đầu tư nuôi 200 đôi chim bồ câu.
Nói về thành công của mình, Lam chia sẻ: “Với địa hình đất đồi cằn cỗi như ở đây, tôi nghĩ chỉ nuôi gà là phù hợp nhất. Tuy nhiên, lúc đầu do chưa có kiến thức nên tôi đã thất bại. Nhờ những kiến thức học được khi đến lớp, tôi tự tin hơn trên con đường mình chọn. Hiện nay, cứ 3 tháng tôi lại xuất chuồng một lứa gà, trừ chi phí lãi 25 - 30 triệu đồng”.
“Vua” dúi
Mới 31 tuổi nhưng Dương Văn Phương đã được gọi bằng cái tên “vua dúi”. Sở dĩ người ta gọi Phương như thế vì anh là người đầu tiên mày mò nuôi dúi ở Yên Lạc, thành đạt nhờ dúi và cũng là hộ nuôi nhiều dúi nhất ở Vĩnh Phúc. Hiện, trang trại của anh có hơn 700 con dúi bố mẹ, 300 con dúi thương phẩm, mỗi năm đem lại lợi nhuận hơn 100 triệu đồng.
Sinh ra và lớn lên ở thôn Lâm Xuyên, xã Tam Hồng (Yên Lạc), ngay từ những ngày còn trên giảng đường đại học, Phương đã ấp ủ dự định về mô hình trang trại nuôi dúi. Sau khi tốt nghiệp Đại học Thủy sản năm 2006, Phương tìm mua 25 con dúi về nuôi và nhân giống. Khi đó, thông tin về loài vật này vô cùng ít ỏi, chưa có ai trên cả nước nuôi nên Phương gặp rất nhiều khó khăn. Mày mò trên internet, thấy người ta bảo dúi họ chuột nên anh cũng làm hang, làm cống cho dúi ở. Nhưng thả được 25 con vào buổi sáng, đến chiều 20 con bò đi mất. Sau đó, Phương tìm khắp nơi mua được 10 con dúi hoang và phải qua 6 lần cải tạo, anh mới tìm ra kiểu chuồng phù hợp và duy trì đến bây giờ.
Là cán bộ của Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức và Đào tạo nghề cho nông dân tỉnh Vĩnh Phúc, được thường xuyên cập nhật kiến thức, thông tin mới, Phương có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế trang trại. Trở thành tỷ phú nhờ nuôi dúi, nhưng với Phương, nuôi dúi chỉ là nghề tay trái. Bởi theo anh, công tác tại Trung tâm mới giúp anh chuyển tải những kinh nghiệm, cách làm hay của mình đến nhiều bà con nông dân.
Nhân rộng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả là một cách góp phần xây dựng quê hương. Từ suy nghĩ đó, Phương thường xuyên truyền đạt cho nông dân kinh nghiệm của mình, nhờ đó, phong trào nuôi dúi đang phát triển ở Vĩnh Phúc. Hiện, câu lạc bộ nuôi dúi Vĩnh Phúc đã tập hợp được 30 thành viên. Con dúi hoang giờ đã trở thành con nuôi chủ lực của nhiều nông dân Vĩnh Phúc với giá cao, ổn định, nhu cầu lớn.
Và còn nhiều mô hình như thế
Cách đây 2 năm, anh Trương Minh Thành ở thôn Nghệ Oản, xã Ngọc Mỹ (Lập Thạch) được tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức và đào tạo nghề cho nông dân. Sau khi được tư vấn kiến thức và tham gia một số buổi thực hành ngắn hạn, anh đã mạnh dạn vay vốn mở trang trại nuôi lợn. Tuy quy mô trang trại chưa lớn nhưng anh đã cố gắng tiếp thu tiến bộ kỹ thuật để vươn lên làm giàu.
“Trước đây, gia đình tôi chỉ làm ruộng nên cuộc sống rất khó khăn. Nhờ có lớp bồi dưỡng kiến thức và đào tạo nghề cho nông dân, tôi đã học hỏi được rất nhiều. Đến nay, tôi nuôi gần 100 con lợn nái ngoại, thu lãi 60 - 70 triệu đồng/năm”, anh Thành cho biết.
Về thôn Lấp, thị trấn Tứ Trưng (Vĩnh Tường) hỏi thăm “vua ba ba” Đào Công Nhận (24 tuổi) ai cũng biết, bởi anh đã vượt qua khó khăn, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.
Vì hoàn cảnh gia đình đông anh em, không có điều kiện học lên cao, năm 2000, Nhận vào Nha Trang (Khánh Hòa) làm thuê cho các trang trại chăn nuôi thuỷ sản với mục đích tích luỹ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm…
Sau 5 năm lưu lạc trên đất khách, Nhận trở về quê hương, đầu tư nuôi 2.000 con ba ba giống và hàng tạ sinh khối giun giống (còn gọi là trùn quế- một loại thức ăn giàu đạm cho vật nuôi).
Năm 2006, khi Nhà nước có kế hoạch dồn điền đổi thửa, anh vận động bà con có ruộng trũng chuyển đổi cho mình để thực hiện ước mơ làm trang trại. Với 2ha nuôi ba ba, sau lần thử sức đầu tiên, Nhận đã thu lãi gần 50 triệu đồng. Sau đó, anh tăng số lượng, mở rộng diện tích nuôi, năm 2009, Nhận xuất bán 1.500 con ba ba thương phẩm cùng hàng ngàn con giống, lãi hàng trăm triệu đồng. Để chủ động nguồn thức ăn cho ba ba, Nhận đã nuôi hàng trăm mét vuông giun quế, chế tạo một chiếc máy nghiền thức ăn cho ba ba để giảm chi phí đầu vào.
Hiện, Nhận đã xây dựng được mạng lưới tiêu thụ rộng rãi, với 6 đại lý ở các tỉnh thành phía Bắc lo bao tiêu đầu ra cho con ba ba.
Làm kinh tế giỏi là vậy nhưng Nhận luôn hăng say tham gia học tập các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho nông dân. Theo anh, đến lớp thường xuyên sẽ cập nhật kiến thức mới, biết và học hỏi thêm kinh nghiệm, cách làm hay.
Có thể nói, sau khi được tiếp cận những bài giảng của Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức và Đào tạo nghề cho nông dân tỉnh Vĩnh Phúc, nhiều nông dân đã được tiếp thêm nghị lực, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương. Đa phần người dân đều có nguyện vọng, mong muốn có thêm những lớp học như thế để quê hương Vĩnh Phúc có thêm nhiều tấm gương sản xuất, kinh doanh giỏi.
Theo kienthuctamnong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập301
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm291
  • Hôm nay39,439
  • Tháng hiện tại814,717
  • Tổng lượt truy cập91,988,446
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây