Học tập đạo đức HCM

Bộ mặt nông thôn đang có nhiều đổi mới

Thứ hai - 17/11/2014 04:33
Mở đầu phiên chất vấn Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã báo cáo trước QH những thành tựu liên quan đến lĩnh vực NN-PTNT. Trong thời gian qua, đời sống ở nông thôn đang được cải thiện.

Ngày 17/11, QH  triển khai chất vấn các thành viên Chính phủ. 

Theo PTTg Nguyễn Xuân Phúc, trong những năm qua Chính phủ luôn quan tâm bố trí ngân sách nhà nước và thực hiện nhiều giải pháp tăng cường huy động nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và đã tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là các công trình trọng yếu về giao thông, thủy lợi, đê sông, đê biển, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng lực phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Cùng với việc, huy động nguồn lực phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân Chính Phủ cũng đã ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, phát triển công nghiệp chế biến, thu hút nhiều lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn.

Các chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn nông thôn tiếp tục được ưu tiên bố trí, huy động nguồn lực và tích cực triển khai thực hiện. Cụ thể, năm 2014, tổng vốn đầu tư của Nhà nước cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 4,2%; tín dụng tính đến hết tháng 10 tăng 8,2%.

Năm 2014, tổng vốn đầu tư Nhà nước đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên 125.800 tỷ đồng, tăng 4,2% so với năm 2013; trong đó trên 48.000 tỷ đồng cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 3,5%; bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện. Dự kiến đến cuối năm sẽ có khoảng 790 xã đạt chuẩn nông thôn mới (19 tiêu chí), chiếm 8,8%.

Tỷ lệ hộ nghèo nông thôn giảm từ 17,4% năm 2010 xuống còn 14,4% năm 2012 và 12,7% năm 2013. Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh năm 2014 ước đạt 84%, tăng 2% so với năm 2013.

Kinh tế nông nghiệp có chuyển biến

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã tích cực thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; đã ban hành và tích cực triển khai các đề án tái cơ cấu đối với 6 lĩnh vực chủ yếu, gồm: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, chế biến nông lâm thủy sản.

Đồng thời, ban hành 6 kế hoạch chuyên đề hỗ trợ tái cơ cấu, gồm: Đổi mới cơ chế, chính sách và pháp luật; đổi mới, phát triển các hình thức hợp tác; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đổi mới cơ cấu, cơ chế, nâng cao hiệu quả đầu tư công; thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ; kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính và tổ chức sự nghiệp công lập. Rà soát quy hoạch và xây dựng phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với lợi thế của địa phương và nhu cầu thị trường. Những định hướng, chính sách tích cực của Bộ NN&PTNT đã đêm lại những thành tựu khá rõ nét :

Về trồng trọt, chăn nuôi:  Đã phát triển sản xuất lúa dưới hình thức hợp tác liên kết, cánh đồng lớn ở 43 địa phương với trên 120 nghìn ha; chuyển đổi gần 90 nghìn ha đất trồng lúa sang trồng mầu hiệu quả cao hơn; phát triển đàn bò sữa hơn 200 nghìn con. 

Hạ tầng thủy lợi được quan tâm đầu tư, nhất là các công trình dở dang có khả năng sớm hoàn thành; ước tính trong năm 2014, năng lực tưới tăng 81.200 ha và tiêu tăng 14.700 ha.
Hệ thống đê sông, đê biển tiếp tục đầu tư nâng cấp đảm bảo an toàn, đã bố trí 1.184 tỷ đồng cho Chương trình nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển và 200 tỷ đồng thực hiện 25 dự án tu bổ đê điều

Hỗ trợ chăn nuôi nông hộ theo hướng an toàn, bền vững. Tạo thế chủ động phòng chống dịch bệnh, kiểm soát dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh, bảo đảm an toàn thực phẩm.

Về lâm nghiệp:  Đã hát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ; Phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất; Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến.

Đến nay cũng đã cơ bản rà soát quy hoạch rừng, duy trì hợp lý diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng, phát triển và khai thác có hiệu quả, bền vững rừng nguyên liệu tập trung. Tăng cường bảo vệ rừng, vùng sinh quyển gắn với phát triển du lịch. Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng rừng kinh tế, trồng rừng gỗ lớn. Phấn đấu đến năm 2017 có 235 nghìn ha rừng sản xuất có thể khai thác sản phẩm.

Về thủy sản:  Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp cũng đã thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản; tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm chủ lực, sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao. Tập trung chuyển dịch cơ cấu khai thác, nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Đẩy mạnh khai thác xa bờ gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh. Tổ chức lại hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá, xây dựng và phát triển các mô hình liên kết, liên doanh, từng bước hình thành các trung tâm nghề cá lớn gắn với các ngư trường trọng điểm.

Tiếp tục rà soát việc thực hiện quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão. Triển khai thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi.

Đến tháng 9/2014, có 512 xã được công nhận đạt chuẩn (đủ 19 tiêu chí), chiếm tỷ lệ 5,8%; số xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí là 1.285 xã, chiếm tỷ lệ 14,5%; số xã đạt từ 10 đến 14 tiêu chí là 2.836 xã, chiếm tỷ lệ 32,1%; số xã đạt từ 5 đến 9 tiêu chí là 2.964 xã, chiếm 33,6%; số xã đạt dưới 5 tiêu chí là 935 xã, chiếm 11%.

Củng cố tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng Kiểm ngư. Đã ban hành và triển khai thực hiện các Nghị định về nuôi, chế biến, xuất khẩu sản phẩm cá tra và về một số chính sách phát triển thủy sản. Tăng cường phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.

Đổi mới phương thức quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp. Chỉ đạo thực hiện xây dựng mô hình điểm chuỗi thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn tại các địa phương.

Đến nay, 61/63 tỉnh, thành phố đã thành lập Chi cục quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản; một số Chi cục đã thành lập đơn vị cung ứng dịch vụ kiểm nghiệm và tư vấn về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm. Hệ thống thanh tra chuyên ngành được thành lập và đi vào hoạt động ở hầu hết các địa phương.

Về Thủy lợi:  Bộ NN&PTNT đang tiếp tục thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực thủy lợi; rà soát quy hoạch, điều chỉnh các chương trình an toàn hồ chứa, đê sông, đê biển. Nghiên cứu, xây dựng các mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi. Phát triển thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, tưới cho cây trồng cạn.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2009 - 2013 tăng hơn 2,6 lần so với 5 năm trước. Trong 3 năm 2011 - 2013 đã huy động được 485 nghìn tỷ đồng, trong đó: NSNN các cấp bố trí 161.938 tỷ đồng chiếm 33,4%; vốn tín dụng 231.378 tỷ đồng, chiếm 47,7%; các doanh nghiệp hỗ trợ 29.900 tỷ đồng, chiếm 6,0%; dân đóng góp 62.841 tỷ đồng, chiếm 13,0%.

Hoàn thiện cơ chế chính sách và nâng cao năng lực phòng chống thiên tai. Năm 2013 - 2014 tập trung sửa chữa, nâng cấp 93 hồ xuống cấp nặng nhất; đồng thời đã lập danh mục, xác định kinh phí đối với 163 hồ cần sửa chữa, nâng cấp cấp bách và có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp đối với các hồ còn lại. Đã phê duyệt quy trình vận hành liên hồ chứa đối với 11/11 lưu vực sông.

Ưu đãi doanh nghiệp, hỗ trợ nông dân, ngư dân

Thực hiện vai trò quản lý nhà nước trong định hướng, khuyến khích phát triển sản xuất Bộ NN&PTNT đã triển khai các cơ chế, chính sách, quy định mới về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

Thực hiện các chính sách hỗ trợ: Lãi suất vay vốn trong thu mua lúa gạo tạm trữ; giảm tổn thất trong nông nghiệp; khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ hậu cần trên các vùng biển xa; tín dụng đối với người nuôi tôm và cá tra gặp khó khăn; giống cây trồng để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng mầu tại vùng đồng bằng sông Cửu Long và nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020.

Thực hiện có hiệu quả Chương trình bố trí dân cư các vùng bị thiên tai, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng. Điều chỉnh bổ sung Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư các dự án thủy điện Sơn La, Huội Quảng, Bản Chát. Rà soát quy hoạch chi tiết các khu, điểm tái định cư; hoàn thiện chính sách và đẩy nhanh tiến độ bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu và di dân ra khỏi vùng lòng hồ các dự án thủy điện, trong đó có Thủy điện Lai Châu.

Nam Phương
Nguồn nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập367
  • Hôm nay44,484
  • Tháng hiện tại819,762
  • Tổng lượt truy cập91,993,491
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây