Học tập đạo đức HCM

“Cán bộ đi trước làng nước theo sau”

Thứ năm - 13/09/2012 00:45
Đối với một huyện nghèo có địa hình phức tạp, tiềm lực kém, dân trí chưa cao như huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh), xây dựng nông thôn mới (NTM) là một thử thách quá khó. Chính vì vậy, những người "cầm cân nẩy mực” ở đây đã thực hiện phương án "cán bộ đi trước, làng nước theo sau” để lôi cuốn nhân dân vào mục tiêu quốc gia này.
 

Những khởi sắc đáng mừng
 
Vũ Quang là huyện nghèo nhất của tỉnh Hà Tĩnh, được thành lập từ những xã khó khăn nhất của các huyện Hương Khê, Hương Sơn và Đức Thọ. Cách đây 10 năm, nơi đây không hề có một mét đường nhựa, thế nhưng bằng sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực của nhân dân huyện nhà, đến nay điện, đường, trường, trạm đã về với tận thôn, bản. Đó là điều "an ủi” và sự thúc đẩy lớn nhất để miền quê nghèo tiến lên trong gian khó.
 
Hiện nay, 9/9 xã của huyện Vũ Quang đã công bố đề án xây dựng NTM, hoàn thành tổ chức cắm mốc lộ giới. Xã Hương Minh (xã điểm của tỉnh Hà Tĩnh) đã hoàn thành 7/19 tiêu chí, Ân Phú 5/19 tiêu chí, 7 xã còn lại đạt được từ 3-4 tiêu chí. Toàn huyện đã quy hoạch 21 vùng chăn nuôi tập trung với tổng diện tích 339,47ha. 6 tháng đầu năm 2012 đã nhân rộng được 2 mô hình chăn nuôi lợn thịt theo hướng liên kết với Công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh, quy mô 300-500 con. Bên cạnh đó, còn có 1 mô hình 200 con tại Đức Lĩnh và 8 mô hình đang triển khai san ủi mặt bằng. Đến nay huyện đã phát quang, mở rộng tuyến được 208,5km; khối lượng đất đá đào, đắp 163.857m3; tổng số ngày công đã huy động là 42.818 ngày; nhân dân đã hiến 198.894m2 đất và đã làm được 15km đường bê tông.
 
Chủ trương "cán bộ đi trước làng nước theo sau” của huyện đã phát huy được tác dụng rất lớn, tạo dựng được lòng tin trong nhân dân về công cuộc xây dựng NTM. Điển hình như mô hình chăn nuôi lợn thịt quy mô 300 con của gia đình bà Nguyễn Thị Thọ - Chủ tịch MTTQ xã Đức Lĩnh. Ông Nguyễn Xuân Thích – chồng bà Nguyễn Thị Thọ cho biết: "Một lứa lợn nuôi trong 3 tháng, mỗi lứa xuất chuồng gia đình thu về được 50 triệu đồng, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 4 lao động. Việc này không chỉ nâng cao thu nhập cho chúng tôi mà còn giúp gia đình và láng giềng tận dụng chất thải để chăn nuôi gà, vịt, trồng cây ăn quả, làm chất đốt…”. Cũng là mô hình chăn nuôi lợn nhưng ông Phạm Xuân Đức – Bí thư Đảng ủy xã Hương Minh mỗi năm thu về được khoảng 700 triệu đồng. Trang trại của ông gồm đàn lợn 500 con, khoảng 200 con gà và vịt, 1 ao nuôi cá cùng vườn cây ăn quả, cây công nghiệp. Trừ tiền nhân công ra, mỗi tháng ông Đức còn dư được 30 triệu đồng. Ông cho biết: "Bây giờ Đảng, Nhà nước chỉ tay giao việc cho từng người dân vì thế nếu biết tận dụng thì ai cũng có cơ hội làm giàu trên chính mảnh đất của mình”.
 
Còn đó những khó khăn
 
Hệ thống giao thông của huyện Vũ Quang những năm qua đã được đầu tư đồng bộ từ huyện đến làng, bản, nhưng đến nay nhiều tuyến đường đã xuống cấp trầm trọng và cần được nâng cấp, cải tạo. Những tuyến đường giao thông nội đồng, liên xóm, liên bản mặc dù đã cắm mốc lộ giới, được dân hiến đất để mở rộng nhưng điều đáng lo ngại là không tìm được nguồn vốn để xây dựng. Đây đang là điều khó khăn nhất của Đảng bộ và nhân dân huyện Vũ Quang. Ông Trần Bình Lâm – Chủ tịch MTTQ huyện Vũ Quang cho biết.
 
Là huyện nghèo, tiềm lực yếu, hợp tác xã và doanh nghiệp ít, nhỏ lẻ, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, điều kiện để phát triển kinh tế không thuận lợi, địa hình rừng núi hiểm trở, lũ lụt thường xuyên hoành hành…Trong khi phần lớn nhân dân Vũ Quang ban đầu còn nghĩ rằng NTM là một dự án, mà dự án thì ắt hẳn sẽ có hỗ trợ cho dân và họ hy vọng đất đai sẽ được đền bù. Để thay đổi được nếp nghĩ của người dân về chương trình NTM là một nỗ lực không nhỏ của cả hệ thống chính trị huyện Vũ Quang. Tiêu chí nâng cao thu nhập và cơ cấu lao động đang là trở ngại lớn nhất của huyện Vũ Quang, bên cạnh đó văn hóa cũng là vấn đề nan giải vì dân trí còn thấp. Hiện nay tất cả các xã của huyện, tiêu chí xây dựng NTM mới đạt dưới 10 tiêu chí, vậy mục tiêu đến năm 2015 sẽ có 9/9 xã hoàn thành công cuộc xây dựng NTM, liệu vấn đề này có thực hiện được không? Điều đó đang chờ những "bước ngoặt” mà Đảng bộ và nhân dân Vũ Quang đạt được sau 3 năm nữa. 
Hạnh Nguyên
Theo báo Đại đoàn kết

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập426
  • Hôm nay65,496
  • Tháng hiện tại724,823
  • Tổng lượt truy cập93,102,487
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây