Học tập đạo đức HCM

Tăng lương không bù nổi tăng giá

Thứ hai - 10/09/2012 20:53
Chiều 10.9, Bộ Công thương tổ chức họp báo thường kỳ dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Nam Hải. Nhiều vấn đề về việc giá cả tăng ồ ạt ảnh hưởng đời sống người dân được Báo Lao Động đặt ra vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng.

Bên cạnh đó là các vấn đề dư luận quan tâm như kiểm soát hàng hóa tạm nhập tái xuất (TNTX), an toàn ở thuỷ điện Sông Tranh 2, nhập khẩu ôtô, tăng giá điện, than, nước, xăng dầu… 

Không có chuyện tăng giá dây chuyền

PV Báo Lao Động đã đặt câu hỏi về hàng loạt mặt hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng ăn uống, dịch vụ... tăng giá theo xăng dầu, điện, nước, gas làm cho thu nhập từ việc tăng lương của người lao động mà Nhà nước mới ban hành không còn tác dụng...

Ông Võ Văn Quyền - Vụ trưởng Vụ Thị trường Trong nước giải thích: "Hoạt động thương mại đều công khai minh bạch và luôn theo sát giá cả của thế giới. Hàng hóa nhập khẩu đều có những xử lý của Liên bộ: Tài chính – Công thương theo nguyên tắc kiên định giá thị trường, có sự chỉ đạo của Nhà nước và đảm bảo an sinh xã hội." 

Theo ông Quyền, báo cáo của Tổng cục Thống kê và Tổ điều hành thị trường trong nước và thực tế thị trường thì tháng 8.2012 có sự tăng giá khá bất thường (0,63% so với tháng 7) mặc dù trước đó cả 2 tháng đều tăng trưởng âm liên tiếp. Đây là vấn đề được Bộ Công thương cho rằng “cần phải xem xét một cách sâu sắc hơn”. 

Việc tăng chỉ số 0,63% có sự góp mặt của 3 nhóm hàng là thuốc và dịch vụ y tế (tăng 5,44%); vật liệu xây dựng (điện, nước, gas) tăng 2,03%; xăng dầu và giao thông 1,07%. Theo lộ trình điều chỉnh giá thuốc và giá dịch vụ y tế, có 44 địa phương chấp nhận điều chỉnh nhưng trong tháng 8 mới chỉ có 15 địa phương thực hiện.

Thị trường bị kìm hãm… nên tạo sóng
 

Vụ trưởng Võ Văn Quyền cho rằng: "Lẽ ra nên điều chỉnh theo lộ trình, không nên tăng quá lớn,  bởi trước đây thị trường bị kìm hãm, giờ bung ra và đã tạo ra sóng. Cùng với chuyện tăng cầu giải phóng tồn kho, giải cứu DN, Bộ Công thương cũng như các bộ ngành khác đều đã có các gói giải pháp, phân bổ nguồn lực theo thị trường. Theo đó giá cả phải trở thành một vấn đề quan trọng, phản ánh đúng thị trường. Các DN đã được giảm, dãn thuế".

Bộ Công thương cũng đã có những chính sách yêu cầu DN đảm bảo việc làm, lương của người lao động  (NLĐ) để giữ chân họ. Việc tăng giá một số mặt hàng như điện, gas, xăng dầu, nước... không ảnh hưởng đến đời sống NLĐ vì hiện chúng ta vẫn đang tiến hành lộ trình tăng lương cho NLĐ.

Tháng 7 vừa qua Bộ Công thương và Bộ Tài chính đã có tổng kết chương trình bình ổn giá và đang chỉ đạo các địa phương xây dựng chương trình bình ổn giá cho phù hợp, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân...

Lại xin tăng giá xăng 1.000 đồng/lít 

Vậy là sau 12 ngày kể từ lần tăng giá xăng mới nhất (ngày 28.8) các DN đầu mối xăng dầu tiếp tục nộp hồ sơ lên Bộ Tài chính xin tăng giá bán lẻ xăng lên 1.000đ/lít; tăng giá dầu thêm 1.300 đồng/lít.

Việc làm này tuy được làm đúng theo quy trình của Nghị định 84 ban hành, giữa hai lần tăng giá phải cách nhau tối thiểu 10 ngày, khi giá thế giới có xu hướng tăng cao khiến DN bị lỗ thì sẽ gửi đăng ký giá mới lên Cục Quản lý giá. Vấn đề liên quan đến thuế và quỹ bình ổn sẽ do Liên bộ: Tài chính - Công Thương quyết định.

Và nếu giá xăng dầu “được” tăng theo đề xuất của DN đầu mối, giá bán lẻ mặt hàng nhiên liệu tại thị trường VN sẽ lập kỷ lục mới. Giá xăng sẽ lên tới 24.650 đồng/lít và dầu diesel có giá tới 23.150 đồng/lít.


Trước động thái của các DN đầu mối xăng dầu, ông Võ Văn Quyền - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước ngày 10.9 cho biết: Việc điều hành thị trường xăng dầu vẫn nhất quán theo Nghị định 84, trao quyền chủ động cho DN và căn cứ trên theo tình hình giá cả thế giới. Điều hành giá xăng dầu có thể kết hợp hoặc sử dụng nhiều phương án như tăng giá, giảm thuế hoặc trích quỹ bình ổn.

“Lần này, liên bộ sẽ cân nhắc cả thuế và bình ổn giá, để làm sao giảm bớt tác động lên đời sống, chia sẻ khó khăn cho DN và người dân. Khi chúng ta khó khăn chia sẻ của Nhà nước càng lớn, Nhà nước sẽ kiểm soát chặt chẽ điều chỉnh giá” - ông Quyền khẳng định.

Công Thắng

Công Thắng - Đặng Tiến
laodong.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập313
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại833,608
  • Tổng lượt truy cập92,007,337
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây