Học tập đạo đức HCM

Câu chuyện ý thức trong xây dựng nông thôn mới

Thứ ba - 01/03/2016 03:16
Nhờ phát huy tốt vai trò chủ thể của người dân nên chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở tỉnh ta đã đạt nhiều kết quả nổi bật. Bên cạnh nhiều tấm gương tích cực, sẵn sàng hiến đất, hiến cây, đóng góp công sức vì sự nghiệp chung, vẫn còn có người chưa thực sự vào cuộc, thiếu ý thức xây dựng, thậm chí lợi dụng chủ trương chung vun vén lợi ích cá nhân...
Người phụ nữ tự nguyện dọn dẹp khuôn viên, chăm sóc bồn hoa cây cảnh ở thôn Cây Chanh.
Người phụ nữ tự nguyện dọn dẹp khuôn viên, chăm sóc bồn hoa cây cảnh ở thôn Cây Chanh.

Cách đây chưa lâu, chúng tôi về thôn Cây Chanh, xã Sơn Tây (Hương Sơn) khi toàn thôn đang dồn sức xã nhà cán đích NTM. 11h trưa tại nhà ăn hóa thôn một người phụ nữ đang hì hục cào cuốc, làm cỏ, cẩn thận chăm bồn hoa, cây cảnh trong khuôn viên.

Khi chúng tôi hỏi về tên tuổi và việc làm của chị, chị đã khéo léo từ chối: “Thỉnh thoảng, tôi chỉ tranh thủ chút thời gian vào buổi trưa để dọn vệ sinh khuôn viên và làm vài công việc lặt vặt. Chú muốn phỏng vấn thì đợi một lúc nữa chị Lê Thị Huệ sẽ đến đây cùng làm. Khi thôn xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, chị ấy không tiếc thời gian, công sức, thậm chí là tiền của để hưởng ứng. Toàn bộ cây cảnh, bồn hoa ở đây đều do chị ấy tự nguyện đi tìm hoặc bỏ tiền mua. Dù bận việc đồng áng nhưng chị ấy là một trong những người đóng góp nhiều ngày công nhất xóm”.

Chào ra về, tôi lại càng ấn tượng hơn bởi nhận thức của một người nông dân chất phác với câu nói: “Cả xã, cả thôn và bà con ở đây đều rất cố gắng, thể hiện quyết tâm cao để đưa xã về đích và thôn trở thành khu dân cư kiểu mẫu. Nhưng dù đạt hay không chúng tôi vẫn tiếp tục cố gắng đóng góp, xây dựng, cống hiến vì sự nghiệp chung”.

Đời sống của người dân thôn Cây Chanh phụ thuộc vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Những năm gần đây, thực hiện chương trình xây dựng NTM, bà con đã cùng nhau thi đua đẩy mạnh sản xuất, thay đổi tập tục canh tác, tập trung phát triển kinh tế gia đình. Đặc biệt, cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của cấp trên và sự nỗ lực của nhân dân nên thôn đã xây dựng thành công khu dân cư kiểu mẫu.

Trưởng thôn Nguyễn Đình Chiến cho biết: “Trong xây dựng NTM, chúng tôi đã phát huy vai trò chủ thể của người dân và thực hiện tốt phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi. Bên cạnh việc tự chỉnh trang khuôn viên vườn hộ, hiến đất, tài sản thì mọi người đều tích cực đóng góp ngày công, tiền của để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, chỉnh trang thôn xóm...”.

Cũng là câu chuyện về ý thức trong tham gia xây dựng NTM nhưng những gì được nghe, được thấy ở thôn Khánh Yên, xã Thạch Bằng (Lộc Hà) lại khiến nhiều người phải suy ngẫm. Dù là thôn của một xã đã về đích năm 2014 nhưng bộ mặt nông thôn nơi đây gần như không có thay đổi lớn. Người dân Khánh Yên vẫn sản xuất nông nghiệp cầm chừng, quanh năm chỉ mấy sào ruộng khoán “được, mất” do trời; khoảng 2/3 số hộ có chăn nuôi nhưng manh mún, nhỏ lẻ với dăm con gà, vài con lợn. Đến nay, toàn thôn vẫn chưa xây dựng được mô hình kinh tế trang trại, gia trại nào, không có khu vực sản xuất tập trung hiệu quả, thiếu các sản phẩm chủ lực cho hiệu quả kinh tế cao. Những tuyến đường bê tông, hệ thống kênh mương thoát nước mới được xây dựng nay đã bắt đầu xuống cấp...

Trở lại câu chuyện huy động sức dân xây dựng NTM ở Khánh Yên cách đây hơn 1 năm. Khi đó, cũng như nhiều thôn, xóm khác, Khánh Yên tất bật hoàn thiện những tiêu chí cuối cùng để đưa xã về đích theo đúng lộ trình. Để đạt mục tiêu, xã, thôn đều rất quyết liệt nhưng việc tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ và các tầng lớp nhân dân chưa thực sự được đề cao.

Vì vậy, người dân chưa phát huy được vai trò chủ thể, nhất là trong việc hiến đất, hiến cây, ủng hộ ngày công xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu. Khi xã có chủ trương mở rộng đường trục thôn, một số cán bộ, đảng viên chây ì trong việc bàn giao mặt bằng, đòi hỏi phải đền bù. Bắt chước những người “tiên phong”, nhiều hộ dân cũng ra yêu sách, đòi hỏi, so bì. Trước thực trạng đó, lãnh đạo xã phải “đàm phán”, tìm cách đáp ứng để xong đường, xong mương.

Chính điều đó đã khiến cho gánh nặng về nợ xây dựng tăng. Cũng do thiếu ý thức, “cha chung không ai khóc” nên nhiều công trình mới làm, tiền xây dựng chưa trả hết cho nhà thầu đã xuống cấp, hư hỏng...

Hai câu chuyện nhỏ về ý thức và vai trò chủ thể của người dân ở hai địa phương đã về đích kể trên vừa là thực trạng, vừa là vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong xây dựng NTM ở các địa phương hiện nay. Qua đó, rút ra những bài học kinh nghiệm để các địa phương xây dựng NTM bền vững, có chiều sâu, đúng với bản chất của xây dựng NTM...

theo: Tiến Phúc.baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập205
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại195,506
  • Tổng lượt truy cập90,258,899
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây