Học tập đạo đức HCM

Thanh Trì về "đích" sớm xây dựng nông thôn mới

Chủ nhật - 06/03/2016 04:42
Với 2 xã "về đích" trước thềm năm mới, Thanh Trì là một trong 2 huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới . Có được thành quả ấy là từ nhận thức cũng như cách làm đúng đắn, sáng tạo của một huyện ven đô nhiều tiềm năng, đặc biệt là sự đồng thuận, vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị cơ sở. Hiện, huyện Thanh Trì đang hoàn tất hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xét duyệt đạt chuẩn huyện nông thôn mới.
 
Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội Nguyễn Đình Đức cho biết, từ năm 2011, huyện ủy Thanh Trì đã chủ động xây dựng Chương trình số 02 về “Phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới” và lựa chọn “xây dựng nông thôn mới” là một trong 3 khâu đột phá trọng tâm để triển khai trên toàn địa bàn trong suốt nhiệm kỳ 2010 - 2015 và những năm tiếp theo”. Nhờ xác định đúng hướng, từ huyện tới cấp xã, thôn đã có sự đầu tư đúng, trúng và tập trung cho chương trình với phương châm “Tập trung, sâu sát, năng động, sáng tạo và hiệu quả”. 
Theo Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Vũ Văn Nhàn, qua 5 năm triển khai, tất cả các xã của huyện đã hoàn thành quy hoạch xây dựng nông thôn mới, 100% các xã được phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới làm cơ sở quan trọng để xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện. Nhiều công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng được nâng cấp, cải tạo, đường giao thông nông thôn đạt 120% kế hoạch; trên 85% kênh mương nội đồng được kiên cố hóa, cứng hóa phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp và đảm bảo thoát nước trong khu dân cư; 71/71 thôn làng có nhà văn hóa; 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế theo tiêu chí mới. Đáng ghi nhận, hệ thống trường học được đầu tư đồng bộ, hiện đại; 100% xã có hệ thống điện đạt chuẩn… Có thể nói, bộ mặt nông thôn trên địa bàn huyện đã có nhiều thay đổi theo hướng đồng bộ với nhiều mô hình, tiêu biểu là mô hình “Xây dựng đường làng, xã sáng – xanh – sạch – đẹp gắn với Năm trật tự và văn minh đô thị”. 
Bên cạnh việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, huyện Thanh Trì đã chú trọng đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân bằng việc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Theo đó, huyện đẩy mạnh đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng sau dồn điền, đổi thửa tại các xã Vĩnh Quỳnh, Vạn Phúc, Yên Mỹ và đây cũng là huyện đầu tiên của thành phố xóa bỏ được các điểm giết mổ gia súc nhỏ lẻ trong khu dân cư, góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và đảm bảo an toàn thực phẩm. Đến nay, t hu nhập bình quân của người dân đạt 30 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,99%, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên trên 90%. 
Bộ mặt nông thôn mới thay đổi rõ nét nhất phải kể đến xã Tứ Hiệp với việc cơ bản hoàn thành 96% tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Xã đã thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”, đầu tư xây dựng các công trình khu vui chơi, sân thể thao, trung tâm văn hóa xã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Vận động nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng cải tạo cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp; trồng được hơn 800 cây sấu, 3.000 cây hoa mười giờ và trên 1 vạn cây chuỗi ngọc trên các tuyến đường quanh xã tạo nên một thảm hoa rực rỡ, tô đẹp hình ảnh nông thôn đổi mới; an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định, đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh nông thôn” năm 2015. 
Đồng chí Trương Đức Long, Bí thư xã Tứ Hiệp cho biết, từ khi thực hiện xây dựng nông thôn mới, nhận thức của nhân dân ngày một nâng lên. Hàng tháng các thôn đều tổ chức gặp mặt, trao đổi những vấn đề bức xúc, khó khăn trong đời sống. Từ đó, tinh thần đoàn kết của nhân dân được nâng cao, những phong tục tập quán cổ hủ được xóa bỏ. Thời gian tới, xã Tứ Hiệp sẽ tiếp tục duy trì các tiêu chí đã đạt được, từng bước khắc phục những khó khăn còn tồn tại để phát triển. 
Tới thăm xã Duyên Hà, một trong 2 xã cuối cùng của huyện Thanh Trì vừa được UBND thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn nông thôn mới mới thấy hết được những bước chuyển mình của vùng quê này. Là một xã vùng bãi còn nhiều khó khăn, trước khi triển khai xây dựng nông thôn mới, cơ sở hạ tầng của xã còn thiếu thốn, chưa đồng bộ, quy mô sản xuất nhỏ lẻ. Đến nay, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên rất nhiều. 
Cụ thể là tuyến đường trục thôn hơn 7km đã được cứng hóa 100% và hơn 92% đường ngõ xóm cũng được bê tông hóa sạch sẽ, cống rãnh có nắp đậy gọn gàng. Không những vậy, sau dồn điền đổi thửa, xã Duyên Hà đã quy hoạch được vùng sản xuất rau an toàn tập trung; trong đó có 20 ha rau theo quy trình VietGAP gắn với hệ thống nhà sơ chế trước khi đưa đi tiêu thụ. Thu nhập của người dân nhờ đó cũng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã chỉ còn 1,46%. 
Từ thực tiễn triển khai xây dựng nông thôn mới tại huyện Thanh Trì cho thấy, nơi nào có sự đồng thuận, vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị cơ sở thì nơi đó sẽ thành công. Nhận thức rõ vấn đề xây dựng nông thôn mới là một chương trình phát triển toàn diện khu vực nông thôn, nhằm góp phần rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, huyện Thanh Trì đặc biệt quan tâm tới việc huy động tối đa nguồn lực, xây dựng hạ tầng nông thôn. 
Đơn cử như trước khi có Quyết định 16 của UBND thành phố về hỗ trợ xây dựng hạ tầng nông thôn, Thanh Trì đã chủ động, sáng tạo thực hiện thí điểm mô hình “Nhà nước hỗ trợ vật tư, người dân tổ chức thi công” tại thôn Vĩnh Trung, xã Đại Áng với chiều dài hơn 2km, kinh phí giảm được 2,4 tỷ đồng so với dự toán. Cũng trong 5 năm qua, đã có hơn 1.000 hộ dân trên địa bàn huyện Thanh Trì tham gia hiến đất mở rộng đường làng ngõ xóm với diện tích trên 11.300m2, tiểu biểu là các xã Vạn Phúc, Ngũ Hiệp, Đại Áng, Đông Mỹ… 
Thành công của mô hình điểm cùng với những quyết sách tích cực của thành phố đã tạo sức bật cho phong trào toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới lan tỏa rộng khắp trên toàn địa bàn./.

 

theo (TTXVN)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập268
  • Hôm nay33,772
  • Tháng hiện tại809,050
  • Tổng lượt truy cập91,982,779
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây