Học tập đạo đức HCM

Thành công từ cách làm chủ động trong xây dựng nông thôn mới

Thứ sáu - 11/03/2016 04:15
Khi mới “ra riêng”, đời sống kinh tế của nhân dân huyện mới Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh rất khó khăn. Tuy nhiên, với những quyết sách đúng đắn và có sự đồng thuận từ các cấp chính quyền đến nhân dân, Lộc Hà đã có nhiều cách làm chủ động, sáng tạo đưa nhiều xã cán đích nông thôn mới.
Nói đến địa danh Lộc Hà người ta nghĩ đến những xã vùng ven biển và vùng đất tử địa của vùng Hạ can (vùng hạ huyện Can Lộc cũ). Người dân nghèo đói, xơ xác, đất đai bạc màu, kinh tế kém phát triển, chỉ có vùng biển và các xã thuộc huyện Thạch Hà cũ mới có tiềm năng về kinh tế biển. 
Lộc Hà được thành lập năm 2007 với lợi thế có bờ biển dài trên 7km, có cửa, cảng biển thuận lợi cho giao thương đường thủy và phát triển đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản. Bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ huyện Lộc Hà đã ra Nghị quyết và có những chính sách phù hợp để phát triển kinh tế cho từng vùng gắn phát triển kinh tế biển, nuôi trồng thủy sản với trồng trọt, chăn nuôi thâm canh tăng năng suất, đa dạng hóa các dịch vụ, loại hình sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh việc đưa các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào lao động, sản xuất, nhân dân Lộc Hà còn từng bước chuyển đổi, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi đưa cuộc sống thay đổi, khởi sắc. 
Nhờ đó, đến nay, huyện Lộc Hà đã có ba xã: Thạch Bằng, Thạch Châu và Ích Hậu đạt nông thôn mới. Với huyện Lộc Hà đó là sự cố gắng vượt trội. Trong quá trình triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, chính quyền các địa phương đã biết vận dụng từ nhiều nguồn lực huy động sức dân, các tổ chức, doanh nghiệp cùng nhau tham gia. 
Xã Ích Hậu là địa phương rất nghèo. Trước đây người dân xã Ích Hậu phải đi tha phương cầu thực khắp nơi sau này như một lệ tục khó bỏ. Hàng năm người dân phải đi hành khất muôn phương, ruộng nương không ai làm, chăn nuôi không màng tới, nghèo vẫn hoàn nghèo. Thế nhưng như một luồng sinh khi mới, người dân Ích Hậu đã thay đổi quan điểm, bám đất, bám ruộng hình thành các tổ hợp tác xã, trang trại chăn nuôi để rồi xây dựng đường làng ngõ xóm khang trang và rộng rãi. 
Trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới Ích Hậu đã hình thành được 10 mô hình, tổ hợp sản xuất cho thu nhập bình quân 500 triệu đồng/năm, 18 mô hình trang trại vừa và nhỏ. Tất cả các mô hình phát huy hiệu quả cho thu nhập và giải quyết việc làm lao động tại địa phương. Ngoài ra, Ích Hậu còn hình thành 5 hợp tác xã và mở ba doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Từ một xã nghèo thu nhập bình quân đầu người 14,7 triệu đồng/năm (năm 2011) nay đã đạt trên 30 triệu đồng/người/năm. 
Ông Nguyễn Xuân Quân, Chủ tịch xã Ích Hậu cho biết, người dân nơi đây đã bỏ hẳn nghề ăn xin. Từ khi có chủ trương xây dựng nông thôn mới, nhân dân đều đồng lòng tự nguyện ủng hộ ngày công, tiền của để xây dựng các công trình phúc lợi như đường, trạm xá, trường học, hệ thống kênh mương… Đặc biệt, sau khi cán đích nông thôn mới, chính quyền đã hoàn trả lại toàn bộ số tiền đóng góp xây dựng nông thôn mới cho những gia đình nhà nghèo, gia đình chính sách trong vòng 4 năm trên 250 triệu đồng. 
Không chỉ riêng xã Ích Hậu mà xã Thạch Bằng địa phương đạt danh hiệu nông thôn mới năm 2014 cũng có những việc làm sáng tạo. Thạch Bằng có 80% đồng bào theo đạo thiên chúa, đời sống kinh tế khó khăn, các hủ tục sinh đẻ luôn đeo đẳng như “trời sinh voi, sinh cỏ”, dân số phát triển không ngừng. Nhưng với quyết sách đúng đắn và có kỷ cương, kỷ luật có thưởng, phạt công minh nên đồng bào nơi đây thực hiện các chủ trương chính sách thực hiện xây dựng nông thôn mới thành công.
Bà Trương Thanh Huyền, Bí thư huyện ủy Lộc Hà chia sẻ, huyện Lộc Hà từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, xây dựng - thương mại, dịch vụ và nông nghiệp. Huyện đã sớm quy hoạch từng vùng, miền để có hướng phát triển kinh tế phù hợp. Theo đó, vùng cửa biển tập trung đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản có giá trị kinh tế cao, vùng đồng bằng xây dựng các cánh đồng mẫu, các mô hình chăn nuôi chất lượng và vùng gò đồi hình thành các trang trại chăn nuôi tập trung và trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả. Đến nay huyện Lộc Hà đã có 428 mô hình kinh tế có hiệu quả, cuối năm nay sẽ có thêm 2 xã cán đích nông thôn mới./.
 
Nguồn: http://www.mard.gov.vn/
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập323
  • Hôm nay47,533
  • Tháng hiện tại822,811
  • Tổng lượt truy cập91,996,540
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây