Học tập đạo đức HCM

Đầu tư công cho nông thôn: Vẫn thiếu, yếu, kém hiệu quả

Thứ tư - 06/06/2012 22:09
Sáng 5/6, Quốc hội đã tập trung thảo luận về Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Theo báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong giai đoạn 2006 - 2011, tổng đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ là 432.788 tỷ đồng - bằng 49,67% tổng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ. Trong đó, đầu tư cho phát triển sản xuất các ngành nông - lâm - ngư nghiệp là 153.548 tỷ đồng - chiếm 35,48% và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, giảm nghèo ở nông thôn là 279.240 tỷ đồng - chiếm 64,52%.
Kết quả đầu tư trên được nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao, vì có tác động tích cực đến việc phát triển nông thôn mới. Đây được xem là tiền đề tạo động lực cho nhiều địa phương triển khai các giải pháp huy động vốn đầu tư từ các tổ chức, doanh nghiệp, tạo cơ chế để người dân đóng góp bằng tiền, hiến đất và lao động trực tiếp để đầu tư xây dựng cầu, đường, trường học, nhà ở… Nhờ đó, cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đã được quan tâm đầu tư xây dựng, tác động tích cực cho phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, góp phần nâng cao đời sống nông dân, cải thiện diện mạo nông thôn.
Tuy nhiên, không ít đại biểu cho rằng, nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn rất thiếu so với nhu cầu. Công tác lập và thực hiện quy hoạch còn hạn chế, chưa sát thực tế. Tình trạng đầu tư dàn trải, kéo dài, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao vẫn còn phổ biến. Một số nơi, việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật và pháp luật trong đầu tư chưa nghiêm túc, còn để xảy ra sai phạm trong quản lý đầu tư, chưa thực hiện tốt cơ chế dân chủ và phát huy sức mạnh tổng hợp của người dân trong tổ chức thực hiện đầu tư.

Đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) phản ánh, việc xây dựng quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến nay còn nhiều bất cập và yếu kém, có trường hợp quy hoạch được xây dựng nhiều, nhưng lại chồng chéo, gây khó khăn cho việc triển khai tại địa phương.

“Theo đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến hết năm 2011 phải xây dựng xong quy hoạch phát triển nông thôn mới tới tận cấp phường, xã. Nhưng đến thời điểm này, mới có 60% số xã xây dựng được quy hoạch, cá biệt có đến 6 tỉnh chưa có xã nào có quy hoạch”, ông Học nói và nhận định, với đội ngũ cán bộ làm quy hoạch ở cấp xã và huyện yếu như hiện nay, thì phải 5 năm nữa may ra mới xây dựng xong được quy hoạch xây dựng phát triển nông thôn mới cho cả nước.

Một thực tế nữa được ông Học phản ánh là tại các địa phương, khi tiếp nhận nguồn vốn đầu tư công từ Trung ương gửi về đã coi như “của trời cho”, nên việc sử dụng đồng vốn không hiệu quả, thậm chí là lãng phí, nhưng lại ít bị giám sát.

Đồng tình với ý kiến trên, đại biểu Ngô Thị Minh (Thái Nguyên) đề nghị, Chính phủ cần rà soát lại xem có lợi ích nhóm tác động đến việc phân bổ nguồn lực đầu tư công cho phát triển nông thôn mới hay không.

Bà Minh cho biết, qua tiếp xúc với cử tri, bà được phản ánh rằng, Đề án đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn được triển khai thời gian qua ở nhiều địa phương, nhưng không mang lại hiệu quả nào rõ rệt. Đặc biệt là những ngành nghề đào tạo không phù hợp với điều kiện của địa phương, hoặc sau khi học nghề nhưng không được vay vốn để triển khai, nên không tạo ra được công ăn việc làm cho thanh niên.

Theo bà Minh, qua thời gian triển khai tại địa phương thì 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới đã bộc lộ nhiều bất cập, trong đó có những tiêu chí không phù hợp với tập quán của người dân, gây lãng phí. Bà Minh ví dụ, tiêu chí phải có chợ khi triển khai xây dựng nông thôn mới đã không nhận được sự hưởng ứng của người dân, nhiều địa phương xây chợ xong nhưng chợ bị bỏ không, vì không phù hợp với thói quen của người dân.

Bày tỏ sự bức xúc với các hiện tượng nêu trên, đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) nhìn nhận, trong khi nguồn lực đầu tư công dành cho các mục tiêu xây dựng nông thôn mới còn thiếu, thì việc đầu tư dàn trải, thiếu đồng bộ và không được giám sát hiệu quả là điều không thể chấp nhận được. Bà Khá kiến nghị, Chính phủ cần xem xét để sớm xây dựng và ban hành Luật Đầu tư công, nhằm tạo dựng khung khổ pháp lý cho hoạt động trên đạt hiệu quả cao hơn. 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập74
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm73
  • Hôm nay14,022
  • Tháng hiện tại307,427
  • Tổng lượt truy cập85,214,463
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây