Học tập đạo đức HCM

Thách thức trong việc cơ cấu giống cho vụ hè thu 2012

Thứ năm - 07/06/2012 20:43
Cơ cấu các loại giống ngắn ngày được coi là giải pháp cơ bản và quan trọng hàng đầu để đẩy nhanh quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa giành vụ hè thu 2012 thắng lợi. Tuy nhiên, đến nay, chính trong giải pháp giống lại đang đặt ra những thách thức không nhỏ cần phải giải quyết triệt để, không chỉ riêng cho vụ sản xuất này mà còn theo suốt cả quá trình thực hiện chủ trương chuyển đổi từ sản xuất nhỏ sang một nền sản xuất hàng hóa chất lượng cao.

Vụ hè thu năm nay, để không tái diễn kịch bản như năm 2011, ngành nông nghiệp đã tham mưu cho tỉnh tiến hành nhiều giải pháp và tập trung triển khai thực hiện nhằm đẩy nhanh tiến độ sản xuất, rút ngắn thời gian sinh trưởng và phát triển của cây lúa để thu hoạch sớm, trước khi bão lũ hoành hành. Trong đó, giải pháp đầu tiên được chỉ đạo quyết liệt, đó là vấn đề cơ cấu nguồn giống dưới 100 ngày.
Thách thức trong việc cơ cấu giống cho vụ hè thu 2012

Giống lúa BTE-1 du nhập về Can Lộc trong vụ đông xuân 2011-2012 được xếp vào tốp các loại giống có triển vọng trong cơ cấu bộ giống của tỉnh

Theo báo cáo của ngành chuyên môn, vụ hè thu này Hà Tĩnh cần khoảng 3.000 tấn giống cho trên 41.000 ha lúa, trong khi đó, tính đến thời điểm này, các huyện, thành phố, thị xã chỉ mới ký hợp đồng và cung ứng được 280.085 kg giống các loại. Ngoài ra, lượng giống các công ty giống trên địa bàn cung ứng theo chính sách hỗ trợ người nghèo 220.000 kg, tổng lượng giống được cung ứng đến thời điểm này chỉ mới đạt 500 tấn và gần như đã chốt lại ở con số này.

Như vậy so với lượng giống cần thiết, số giống được cung ứng hiện đạt rất thấp. Một thực tế là, lượng giống được cung ứng đạt thấp không có nghĩa là nguồn giống trên thị trường ít, mà ngược lại, đối với giống cho sản xuất vụ hè thu năm nay, nguồn cung có thể cao hơn nhiều so với nhu cầu.

Nguyên nhân của tình trạng này, theo ông Nguyễn Trí Hà - Chi cục phó Chi cục bảo vệ thực vật Hà Tĩnh thì, thứ nhất do tập quán ngại tiếp cận cái mới của bà con nông dân; thứ hai là giá giống mới còn khá cao, trong khi giá nông sản hiện bán quá thấp; thứ ba là một số địa phương gặt sớm và có một số giống được cơ cấu trong vụ hè thu nên họ để giống liền vụ và trao đổi cho nhau sản xuất…

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, vận động và tư vấn cho bà con nông dân của nhiều địa phương cơ sở còn quá hời hợt, cũng là một nguyên nhân không nhỏ khiến bà con nông dân cảm thấy bất an khi quyết định đầu tư mua giống mới để thay giống cũ.

Vụ đông xuân 2011-2012, chị Nguyễn Thị Thủy ở xã Ngọc Sơn (Thạch Hà) làm 3 sào giống mới P6 (thay thế giống IR1820 bị chết rét), đạt năng suất khá cao. Hè thu này gia đình chị dự định sẽ tiếp tục làm giống mới. Thế nhưng, cả xóm không ai làm vì sợ không phù hợp nên chị cũng không dám làm một mình. “Khi có giống mới, xã chỉ thông báo trên loa phát thanh nên chúng tôi chỉ biết được hỗ trợ giá giống thôi. Lẽ ra, phải có cuộc họp nói rõ với dân những lý do cần phải làm giống mới, ưu điểm của so với giống cũ thì dân mới tin tưởng để làm theo” - chị Thủy nói.

Với thực trạng đó, vụ hè thu này thực sự đang đặt ra những quan ngại trong quá trình chỉ đạo thực hiện định hướng của tỉnh về cơ cấu nguồn giống vừa tinh gọn vừa đảm bảo chất lượng, đặc biệt là đảm bảo rút ngắn được thời gian sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Bởi khi tự để giống cho vụ sau, do không áp dụng đúng qui trình kỹ thuật, bà con có thể làm giảm chất lượng giống như: bản thân hạt giống không mẫy, tỷ lệ hạt lép cao hoặc bị lẫn các loại tạp giống khác kể cả lẫn cơ giới và lẫn sinh học… Đặc biệt khó có thể thực hiện được việc tinh gọn hóa bộ giống vốn được tỉnh chỉ đạo cơ cấu từ 3-4 loại giống đảm bảo ngắn ngày và có chất lượng cao. Thực tế vụ đông xuân vừa qua, số lượng các loại giống được cơ cấu trên địa bàn Hà Tĩnh đã đạt đến con số kỷ lục với 46 loại giống!

Thách thức trong việc cơ cấu giống cho vụ hè thu 2012

Khi bà con nông dân tự để giống, sẽ khó có thể đảm bảo định hướng của tỉnh về cơ cấu nguồn giống

Vụ hè thu 2012, tại Công văn số 1097, ngày 20 tháng 4 năm 2012, UBND tỉnh đã ban hành chính sách hỗ trợ sản xuất, với mức hỗ trợ 50% giá bình quân đối với các giống lúa có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày như: PC6, TH3-3, QR1, VTNA2, PAC 807, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 20%, huyện, thành phố, thị xã hỗ trợ 30%. Ngoài ra, tỉnh giao cho các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo các xã, phường, thị trấn trích ngân sách hỗ trợ thêm giá giống cho nông dân. Đây là những nỗ lực rất lớn nhằm góp phần tổ chức thực hiện thành công định hướng chỉ đạo của vụ hè thu năm nay. Tuy nhiên, chỉ với việc thực hiện chính sách thôi thì chưa đủ để công phá được tập quán bao đời của bà con nông dân.

Để người dân nhận thức được vai trò quan trọng của việc cơ cấu nguồn giống trong sản xuất, nâng cao năng suất và sản lượng, tăng giá trị trên đơn vị diện tích, từ đó thực hiện đúng định hướng chỉ đạo của tỉnh, bên cạnh tập trung nâng cao công tác tuyên truyền, vận động, cần phải xây dựng nhiều mô hình điểm sản xuất giống mới, tiến hành nhiều cuộc hội thảo đầu bờ để người dân được thấy, được tin nhằm tạo sức lan tỏa lớn và tự nguyện, tự giác làm theo, không chỉ với vụ sản xuất này mà còn theo suốt cả quá trình thực hiện chủ trương chuyển đổi từ sản xuất nhỏ sang một nền sản xuất hàng hóa chất lượng cao và bền vững.

Theo baohatinh.vn

 Tags: sản xuất

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập72
  • Hôm nay14,505
  • Tháng hiện tại307,910
  • Tổng lượt truy cập85,214,946
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây