Học tập đạo đức HCM

Diện mạo nông thôn mới ở Ia Drăng

Thứ năm - 23/08/2012 21:30
Ia Drăng là một trong những xã nghèo của huyện Chư Prông (Gia Lai). Nhưng chỉ sau hơn 1 năm thực hiện XDNTM, kinh tế của xã đã có những bước chuyển quan trọng, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể.
 
Con đường hoàn thành nhờ sự đóng góp của người dân xã Ia Drăng.

Tính đến thời điểm hiện tại, Ia Drăng là một trong 3 xã điểm, đồng thời là xã duy nhất của huyện Chư Prông đạt 6/19 tiêu chí NTM, đó là: Quy hoạch khu dân cư; hệ thống điện thắp sáng; bưu điện văn hóa xã hoạt động hiệu quả; phổ cập chương trình giáo dục tiểu học, THCS và mầm non 5 tuổi; hệ thống chính trị vững mạnh và tình hình an ninh trật tự luôn được đảm bảo.

Có được kết quả đó là nhờ Đảng ủy và chính quyền xã đồng hành cùng dân trong việc chỉ đạo, hướng dẫn triển khai nhiệm vụ. Các thôn, làng đều có cán bộ phụ trách và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho bà con. Chỉ tay về con đường vừa được bê - tông hóa, ông Vũ Hồng Tăng, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: "Sau khi nhận được chủ trương của huyện, xã đã kêu gọi sức mạnh đoàn kết từ nhân dân để XDNTM. Con đường đó đã hình thành từ sự quyết tâm, đồng thuận của người dân".

Để dân hiểu hơn về chương trình, chính quyền xã Ia Drăng kêu gọi tất cả các đoàn thể, cán bộ người Kinh về sinh hoạt tại các thôn, làng hướng dẫn đồng bào cùng tham gia. Đến nay, xã đã vận động nhân dân đóng góp gần 1,5 tỷ đồng bê-tông hóa các tuyến đường giao thông nông thôn, trường học, hệ thống điện, tu sửa nhà dân và vệ sinh môi trường, đồng thời tạo vốn cho các hộ nghèo làm ăn. Trong đó, hai làng La và Klũ, nơi có 100% dân số là người dân tộc thiểu số đã rất tích cực tham gia phong trào. Người dân hai làng đã đóng góp được 131 triệu đồng mắc hệ thống điện, bê-tông hóa đường giao thông và tu bổ trường học, các trụ sở công cộng; góp vốn phát triển cây công nghiệp dài ngày và chăn nuôi.

Về xã Ia Drăng hôm nay, chúng ta thấy cuộc sống của người dân được cải thiện rất nhiều. Những cung đường bê - tông trải dài thẳng tắp từ đầu làng đến cuối xóm, những cánh đồng càphê, cao su bạt ngàn cho thấy phương thức sản xuất của bà con đã thay đổi, sản xuất lớn đã hình thành, đây là cơ sở để nâng cao đời sống của người dân.

Kim Anh

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập172
  • Hôm nay28,092
  • Tháng hiện tại803,370
  • Tổng lượt truy cập91,977,099
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây