Học tập đạo đức HCM

Đổi mới phương thức phát triển sản xuất

Thứ năm - 26/06/2014 21:59
Nằm trong Chương trình MTQG về xây dựng NTM, việc đổi mới và phát triển SX có hiệu quả ở nông thôn là một nội dung quan trọng.

Xác định được nhiệm vụ, Ban Chỉ đạo NTM TP. Móng Cái (Quảng Ninh) đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân cùng tham gia thực hiện.

Năm 2012, TP. Móng Cái đã ban hành quyết định phê duyệt đề án xây dựng NTM trên địa bàn 9 xã giai đoạn 2012 - 2015. Theo đó, trong 2 năm (2011 - 2012), tỉnh và TP đã phân bổ nguồn vốn hỗ trợ phát triển SX thuộc chương trình là 10,950 tỷ đồng, triển khai thực hiện 50 dự án có tổng kinh phí đầu tư là 23,450 tỷ đồng (trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ là 9,381 tỷ đồng, vốn hộ dân đối ứng là 14,069 tỷ đồng). Các dự án nêu trên thuộc 15 nhóm ở 4 lĩnh vực chính: Lĩnh vực trồng trọt (14 dự án); lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (5 dự án); lĩnh vực chăn nuôi (28 dự án); đưa cơ giới hóa và SXNN (3 dự án).

Nhiều dự án đến nay đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân. Ví như mô hình nuôi dê xã Vĩnh Trung vừa làm tăng hiệu quả sử dụng đất đồi rừng, vừa mang lại lãi suất cao với 3-4 triệu đồng/1 con giống/năm; mô hình trồng lúa thuần chất lượng cao QR1 mang lại hiệu quả vượt 20 - 30% so với trồng giống lúa thuần Khang Dân;

Mô hình nuôi cua biển đang được triển khai với trọng lượng cua thương phẩm là 300 - 400g/con, có giá bán bình quân 200 nghìn đồng/kg; dự án đưa cơ giới hóa vào SXNN đã tăng hiệu quả, giảm chi phí nhân công. Ngoài ra, còn có các mô hình nuôi cá rô phi, nuôi lợn nái Móng Cái, nuôi lợn rừng…đã và đang được triển khai trên diện rộng, đều mang lại tín hiệu khả quan.

Trong năm 2013, TP. Móng Cái tiếp tục được phân bổ nguồn vốn hỗ trợ phát triển SX là 6,138 tỷ đồng, phục vụ cho việc thực hiện mô hình phát triển SX quy mô lớn, tập trung. Do đó, TP đã triển khai 4 mô hình đó là: mô hình lợn nái Móng Cái tại xã Hải Đông; rau an toàn tại xã Hải Xuân; cá nước lợ, ngọt tại xã Vạn Ninh và SX thực phẩm an toàn tại xã Hải Tiến tại các xã Hải Tiến.

TP cũng đã vận động được 5 DN đầu tư trực tiếp vào nuôi tôm thẻ chân trắng (3 DN ở Vạn Ninh, 2 DN ở Hải Đông). Ở mức độ hộ gia đình, tại các xã Hải Tiến, Quảng Nghĩa, Vĩnh Trung, Hải Sơn, Bắc Sơn… nhiều bà con nông dân cũng đã xây dựng các trang trại nuôi tôm, nuôi lợn. Ngoài ra, đã có 6 HTX ở các xã NTM được thành lập, trong đó có, 1 HTX dịch vụ vận chuyển, 5 HTX dịch vụ tổng hợp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Như vậy, qua 3 năm triển khai Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn 9 xã, việc đổi mới và phát triển các mô hình SX được quan tâm, tích cực thực hiện và bước đầu mang lại hiệu quả và được nhân rộng. Tuy nhiên, kết quả phát triển SX chưa đạt mức tối đa. Đa số các mô hình được xây dựng có quy mô nhỏ, việc tuân thủ kỹ thuật chưa nghiêm ngặt, nên nông sản thương phẩm chưa đạt yêu cầu đề ra.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Về mặt khách quan, sự suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm ảnh hưởng tới SX và tiêu thụ các sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp. Bên cạnh đó, thiên nhiên thất thường, dịch bệnh bùng phát gây trở ngại lớn cho người nông dân. 

Ở khía cạnh chủ quan, việc tham gia chương trình của người dân ở một số địa phương còn mang nặng tính hình thức, phong trào; chưa thực sự quyết tâm, làm giàu từ việc phát triển nông - lâm - ngư nghiệp. Các tổ chức cá nhân có tiềm lực kinh tế chưa mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này, nên việc phát triển SX theo hướng SX hàng hóa còn chưa được đẩy mạnh.

Ông Vũ Văn Kinh, Phó Bí thư Thành ủy Móng Cái, thừa nhận rằng, tiến trình xây dựng NTM ở Móng Cái nói chung và việc đổi mới phát triển SX trên địa bàn một số xã chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao có trách nhiệm của lãnh đạo và cấp ủy địa phương đó. Quá trình tiến hành tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung 4, khóa XI cũng đã được nhìn nhận một cách khách quan và rút ra bài học kinh nghiệm.

Ông Kinh nhấn mạnh, nhiệm vụ xây dựng NTM ở địa bàn Móng Cái sẽ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và hết sức nặng nề. Do đó, các biện pháp khắc phục tồn tại của cấp ủy địa phương, các Đảng ủy viên và đảng viên các xã đang tiến hành xây dựng NTM khi thực hiện kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 sẽ là điều kiện quan trọng trong cả lộ trình xây dựng NTM.

Trong đó, một giải pháp được quan tâm đặc biệt và được đông đảo người dân ủng hộ đó là việc thực hiện tốt nhiệm vụ khuyến khích, thu hút đầu tư vào việc SX, nuôi trồng các sản phẩm lợi thế của địa phương để tích cực phát triển SX theo phương thức SX hàng hóa và tập trung.

Hải Ninh
Nguồn nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập470
  • Hôm nay65,800
  • Tháng hiện tại725,127
  • Tổng lượt truy cập93,102,791
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây