Trụ sở xã Thái Yên được xây dưng khang trang, sạch đẹp |
Những làng quê truyền thống
Từ ngàn đời xưa, trải qua bao biến cố thăng trầm lịch sử, những làng quê truyền thống và người La giang đã làm nên môt dáng vóc của Đức Thọ hào hùng, đầy bản sắc. Người Đức Thọ có truyền thống yêu nước, có bề dày văn hoá, hiếu học, sáng tạo và cần cù trong lao động, kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Đức Thọ có những làng giàu khoa bảng như Đông Thái, Trung Lễ, Yên Hồ; có nhiều di tích lịch sử và danh thắng như núi Tùng Lĩnh; Sông La và bến Tam Soa. Đức Thọ còn có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như làng Mộc Thái Yên, đóng thuyền Trường Xuân; nghề cào, nấu hến; nghề đan dè cót (xã Trường Sơn), làng Bún bánh, làng Vạn chài, làng nề Phúc Thái (Thị trấn Đức Thọ), rượu Thanh Lạng (Đức Thanh), gạch ngói Hoà Bình (Tùng ảnh)…. Tuy nhiên, ngày nay, những làng manh mún có mật độ cư dân thưa cần được sáp nhập lại góp phần giảm nhẹ bộ máy hành chính, tạo sức mạnh để các địa phương phát triển bền vững theo hướng xây dựng nông thôn mới.
Đền Thái Yên mang đậm giá trị văn hóa của một làng nghề mộc truyền thống với những đường nét chạm trổ tinh túy. |
Trao đổi với chúng tôi, ông Võ Công Hàm - Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ khẳng định: Hoạt động của hệ thống thôn, xóm, khối phố thông qua sự quản lý điều hành của các tổ chức chi bộ đảng, các chi hội đoàn thể đã phát huy hiệu quả công tác vận động nhân dân tích cực thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn. Tuy nhiên, thực trạng quy mô hệ thống thôn, xóm, khối phố ở Đức Thọ nhỏ, chưa đồng bộ, dân cư không tập trung, thiếu quy hoạch, cơ cấu tổ chức hệ thống cán bộ cồng kềnh, kinh phí chi trả lớn nhưng hiệu quả thấp, năng lực tổ chức, vận động quần chúng của cán bộ thôn, xóm còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng phong trào địa phương dẫn đến khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội. Từ nhu cầu thực tiễn, thời gian qua Đức Thọ đã tập trung triển khai rà soát, và quy hoạch sáp nhập lại hệ thống thôn xóm toàn huyện. Đặc biệt, huyện luôn xác định, việc sáp nhập thôn xóm, khối phố là điều kiện tiên quyết để các địa phương phát huy tiềm năng lợi thế, không ngừng đẩy nhanh tốc độ phát triển KT-XH để đưa huyện nhà vững bước đi lên trên con đường đổi mới.
Mộc Thái Yên cumg cấp ra thị trường đủ chủng loại sản phẩm cao cấp |
Thành công từ việc sáp nhập thôn xóm
Ngay sau khi tiếp nhận tinh thần của tỉnh về quy hoạch, tổ chức lại mạng lưới thôn xóm, khối phố, Huyện ủy Đức Thọ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt cả hệ thông chính trị vào cuộc, tổ chức quán triệt, tuyên truyền, hướng dẫn soát xét cơ cấu, quy hoạch sắp xếp lại hệ thống thôn, xóm đảm bảo quy mô đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên tinh thần phát huy giá trị bản sắc văn hóa làng, ưu tiên phát triển các hoạt động ngành nghề truyền thống.
Thôn Bình Định đang triền khai kế hoạch xây dựng nhà Văn hóa từ sức đóng góp của dân |
Theo ông Nguyễn Xuân Sơn - Trưởng phòng nội vụ: Trước khi sáp nhập toàn huyện Đức Thọ có 243 thôn, tổ dân phố, (trong đó có 59 thôn có mật độ dân số dưới 100 hộ) có 241 chi bộ, 243 chi hội đoàn thể phụ nữ, nông dân, CCB, ĐTN và NCT. Có hơn 2481 cán bộ thôn, xóm và các tổ chức chi hội đoàn thể với nguồn chỉ trả phụ cấp hàng năm gần cả chục tỷ đồng. Khi bắt tay vào thực hiện, đa số ý kiến đồng thuận nhưng cũng không ít ý kiến băn khoăn, nghi ngờ, nhận thức của một số cán bộ xã, thôn còn chưa thông suốt. Tuy nhiên, từ một chủ trường đúng, huyện đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền vận động, phân công bố trí cán bộ, các tổ công tác tiến hành khảo sát, hướng dẫn quy trình thủ tục, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Sau một thời gian triển khai thực hiện đề án, đến nay Đức Thọ cơ bản đã kiện toàn công tác tổ chức cán bộ các đơn vị thôn, xóm và khối phố đi vào hoạt động nền nếp, tạo được niềm tin phấn khởi trong nhân dân.
Những cánh đồng 2 lúa luôn được mùa nhờ thâm canh giống mới |
Cũng theo ông Nguyễn Xuân Sơn - Trưởng phòng nội vụ, sau khi sáp nhập toàn huyện chỉ còn 155 thôn, khối phố, giảm được 88 thôn, xóm, khối phố, giảm được 750 cán bộ thôn, xóm thuộc các chức danh, Bí thư Chi bộ, Thôn trưởng và Công an viên và cán bộ Chi hội đoàn thể. Theo đó, giảm 607 tổ chức chi bộ Đảng và chi hội đoàn thể. Mỗi năm giảm tiết kiệm chi trả phụ cấp cho cán bộ cấp xóm, khối phố trên 2,1 tỷ đồng. Đặc biệt giảm xây mới được 88 hội quán ước tính tiết kiệm kinh phí đầu tư khoảng hơn 88 tỷ đồng. Quá trình triển khai sáp nhập thôn, xóm được điều chỉnh hợp lý góp phần tạo điều kiện để các địa phương phát huy sức mạnh nội lực, không ngừng nâng cao chất lượng các phong trào hoạt động của cơ sở. Tiêu biểu những đơn vị hiện tốt đề án như Thị trấn Đức Thọ, xã Trường Sơn, Thái Yên... sau khi sáp nhập các ban cán sự xóm các thôn, khối phố nhanh chóng được kiện toàn và sớm đi vào hoạt động ổn định và hiệu quả.
Nhiều gia đình thôn Bình Định thu nhập cao từ nghề mộc truyền thống |
Trỗi dậy sức sống mới
Về Đức Thọ giữa những ngày đầu xuân Quý Tỵ, khắp mọi nẻo đường làng của quê hương Cố Tổng Bí thư Trần Phú, đâu đâu cũng nhộn nhịp không khí ra quân thi đua lao động sản xuất đầu năm. Đặc biệt, chúng tôi cũng đã có dịp ghé thăm xã Thái Yên - một trong những địa phương đã làm tốt công tác sáp nhập thôn xóm, được nhân dân đồng tình ủng hộ cao nhờ cách làm đơn giản, đúng quy trình và công khai dân chủ. Sau sáp nhập thôn, xóm, Thái Yên rầm rộ ra quân đẩy mạnh các hoạt động phát triển KT-XH và đầu tư phát triển nghề mộc truyền thống theo đúng tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
Đường làng, ngõ xóm thoáng đãng... |
Qua trao đổi với ông Nguyễn Minh Hạ - Phó chủ tịch UBND xã Thái Yên được biết: Trước đây với dân hơn 6.500 nhân khẩu với hơn 1700 hộ dân được phân bố theo 10 thôn, nay được nhập lại thành 5 xóm, tinh giảm được hơn 50 cán bộ thôn, xóm và các tổ chức đoàn thể; tiết kiệm ngân sách địa phương chi trả phụ cấp cho cán bộ xóm hơn 170 triệu đồng. Theo đó, dân số của các xóm tăng lên, chất lượng công tác cán bộ của tiểu ban mặt trận xóm được tăng lên, không khí sinh hoạt công đồng sôi nổi hơn. Hiệu quả tổ chức phong trào và công tác huy động sức đóng góp của nhân dân mạnh hơn nhiều so với trước đây, do đó các hoạt động phong trào của địa phương cũng khởi sắc hơn.
Các doanh nhiệp đầu tư vốn xây dựng nhà xưởng chế biên hàng mộc cao cấp tại khu Công nghiệp xã Thái Yên |
Tiếp cận địa bàn xóm Bình Định (xã Thái Yên) sau sáp nhập xóm, được chứng kiến không khí phong trào bề nổi nơi đây thật ấn tượng. Mới đầu năm, các doanh nghiệp sản xuất hàng mộc truyền thống đã tập trung ra quân đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng, nâng cấp cơ cở sản xuất, mở mang ngành nghề, tạo việc làm cho con em trên địa bàn và đưa doanh nghiệp phát triển, đồng hành cùng xã nhà vững bước đi lên trên con đường xây dựng nông thôn mới.
Sản phẩm đồ gỗ cao cấp Thái Yên luôn được khách hàng cả nước ưa chuộng. |
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đăng Tý - Bí thư Chi bộ thôn Bình Định chia sẻ: Thôn chúng tôi được sáp nhập từ 3 thôn lại với quy mô dân số hơn 432 hộ chủ yếu sông bằng nghề mộc truyền thống và sản xuất nông nghiệp. Điều phấn khởi nhất là từ khi được sáp nhập, hoạt động sinh hoạt cộng đồng khởi sắc hẳn lên. Đặc biệt, mới vừa qua, với tinh thần nhà nước và nhân dân cùng làm, chỉ trong 2 ngày xóm Hồng Hà đã huy động sức dân đóng góp được gần 400 triệu đồng, triển khai xây dựng gần 700m đường bê tông nội đồng. Hiện nay xóm Bình Định đang xây dựng kế hoạch huy động nguồn nội lực để đầu tư xây mới lại nhà hội quán đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho gần 500 hộ dân trong thôn. Đặc biệt, khu công nghiệp của xã nằm trên địa bàn thôn Bình Định là điều kiện thuận lợi để bà con trong thôn pháp triển, quy mô hóa ngành nghề truyền thống không ngừng tăng nhanh thu nhập đời sống, góp phần cùng với các thôn bạn tạo nguồn thu để xã nhà phát huy nội lực thực hiện thành công các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;