Học tập đạo đức HCM

Gieo “vàng” trên bãi cát hoang (Bài 1): Luẩn quẩn tìm thương hiệu

Thứ hai - 03/03/2014 01:23
- Không biết đã bao lần chúng tôi đi qua những miền đất cát ấy. Làng nghèo an phận nằm tựa gối vào những cồn cát thoai thoải hình bát úp. Của cải bao đời chỉ có gió lào và cát trắng. Rồi một ngày, những cồn cát ấy được san phẳng để trồng rau, củ, quả theo quy chuẩn công nghệ cao. Rau sạch đang đánh thức vùng cát ở những làng quê nghèo ven biển.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng cao hiệu quả kinh tế không phải là câu chuyện mới với nông dân Hà Tĩnh. Vài năm lại đây, các cánh đồng rau liên tục được mở rộng, không ít mô hình cho thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Tuy vậy, người sản xuất vẫn chưa thể ấm lòng...

Rau “thế chân” lúa…

Theo ước tính, mỗi năm, toàn tỉnh có trên dưới vài chục nghìn ha rau, phân bố không chỉ ở những vùng sản xuất truyền thống mà còn “lấn sân” ở vùng đất lúa kém hiệu quả. Câu chuyện người nông dân thu lãi lên đến hàng trăm triệu đồng từ đồng rau đã hiện hữu ở nhiều nơi. Đặc biệt, sự khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước trong việc hình thành, nhân rộng các mô hình sản xuất rau an toàn, rau chất lượng cao đã tạo đà cho nhà nông trong việc chuyển hướng làm giàu.

Gieo “vàng” trên bãi cát hoang (Bài 1): Luẩn quẩn tìm thương hiệu
Nhờ chuyển đổi cơ cấu, nghề trồng rau đưa lại thu nhập ổn định cho nhiều người dân.

Xã Tượng Sơn (Thạch Hà) là một trong những địa phương “tiên phong” thực hiện bước đột phá từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng rau an toàn. Dưa chuột, bí xanh, mướp ngọt và các loại cây ăn lá khác, mùa nào cây nấy, tính ra mỗi năm, người nông dân thu về trên 200 triệu đồng/ha, gấp 3 lần trồng lạc và 5 lần trồng lúa. Vượt qua chặng đường khó khăn khi mới khởi nghiệp (2,5 ha), giờ đây, cả HTX Hoàng Hà đã làm chủ 33 ha trù phú rau, quả các loại đạt tiêu chuẩn an toàn.

Chị Nguyễn Thị Thuận (thôn Trung Lập) cho biết: “Trước đây, chúng tôi chỉ biết dựa vào cây lúa và lạc, làm vất vả mà cả năm giỏi cũng chỉ được vài ba triệu bạc. Hồi mới chuyển đổi sang trồng rau, lạ đủ thứ, kinh nghiệm không có, quy trình sản xuất khắt khe nhưng lâu dần thành có kinh nghiệm. So với 2 loại cây truyền thống thì trồng rau hiệu quả hơn nhiều”.

Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn Tiến Đạt (thị trấn Đức Thọ) do chị Trần Thị Hà làm Tổ trưởng vừa trải qua mùa sản xuất đầu tiên. Sinh sau đẻ muộn so với nhiều mô hình, 4 hộ nông dân tạo bước đột phá bằng cách đầu tư hàng trăm triệu đồng xây dựng nhà lưới phục vụ sản xuất.

Chị Trần Thị Hà cho biết: “Toàn bộ 2 ha này là do tổ hợp tác nhận theo hình thức đấu thầu của thị trấn. Hiện nay, mô hình có trên 10 loại giống từ su hào, bắp cải, các loại cải ăn lá và rau gia vị. Mới thu hoạch lứa đầu tiên (từ 1 tháng trước Tết Nguyên đán đến nay), mô hình đã thu lãi ròng 30 triệu đồng”.

Thị trường chưa rộng cửa…

Thực tế nhu cầu tiêu thụ rau, nhất là rau sạch đang trở nên bức thiết. Tuy nhiên, người sản xuất luôn kêu thừa, còn nhà tiêu thụ lại kêu thiếu. Để tồn tại, người nông dân đành ôm “đứa con” của mình bươn chải cùng sự thăng trầm của thị trường. Ngay như ở Tượng Sơn, thương hiệu rau của HTX Hoàng Hà đã đến được với thị trường khó tính, thậm chí có không ít hợp đồng với các đối tác ngoài tỉnh tiêu thụ sản phẩm nhưng cũng không khỏi “lao đao” khi các loại cây vào thu hoạch chính vụ.

Gieo “vàng” trên bãi cát hoang (Bài 1): Luẩn quẩn tìm thương hiệu
Người sản xuất luôn kêu thừa, còn nhà tiêu thụ lại kêu thiếu

Còn như ở Thạch Liên, quay về với sản xuất truyền thống trước đây, người trồng rau càng phải đối mặt với khó khăn khi thị trường biến động. Chẳng hạn, sau Tết Nguyên đán, mỗi kg bắp cải mua tại ruộng giá 3.000 đồng, còn các loại rau cải giá bán như cho. Có người còn để mặc cải trổ ngồng mà không thèm thu hoạch. Theo những người nông dân, dù rất muốn đầu tư sản xuất chuyên canh theo định hướng thị trường nhưng trong điều kiện rủi ro cao khiến họ khó mà đáp ứng được.

Xét đến cùng, nguyên nhân sâu xa vẫn là nền sản xuất manh mún, thiếu liên kết đã khiến cho sản xuất rau truyền thống trở nên tùy tiện về quy trình kỹ thuật, quy hoạch chủng loại và thiếu thương hiệu.

(Còn nữa...)

NGUYỄN OANH - THÀNH CHUNG
Nguồn: baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập94
  • Hôm nay22,125
  • Tháng hiện tại247,273
  • Tổng lượt truy cập85,154,309
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây