Học tập đạo đức HCM

Tác dụng lớn từ nguồn lực xã hội hóa

Thứ sáu - 28/02/2014 02:18
Sau 3 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM), toàn TP Hà Nội có 55 xã đạt và cơ bản đạt 19/19 tiêu chí; vùng nông thôn Hà Nội đang ngày một thay đổi diện mạo khang trang hơn.
Để đạt được kết quả này, bên cạnh sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, còn có sự đóng góp quan trọng của nguồn lực xã hội hóa.
Những công trình từ sức dân
Dẫn chúng tôi đi thăm những con đường liên thôn được bê tông hóa từ sự đóng góp của người dân, ông Đỗ Đình Nam - Phó Chủ tịch UBND xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ cho biết: "Với cách làm dân chủ, công khai, hầu hết các hộ dân có đường đi qua đều tình nguyện hiến đất, phá bỏ hàng rào, cây trồng để phục vụ làm đường". Không chỉ làm đường giao thông, Nhân dân trong xã còn tự nguyện góp tiền mắc đường điện chiếu sáng tại các tuyến đường. Bà Nguyễn Thị Thoi, cụm 7, xã Hiệp Thuận vui mừng: "Điện chiếu sáng được kéo đến các con đường trong thôn, ban đêm đường làng luôn sáng sủa, việc đi lại thuận lợi, tình hình an ninh trật tự được đảm bảo nên chúng tôi rất yên tâm".

Nhân dân xã Bình Minh, huyện Thanh Oai đóng góp ngày công xây đường làng, ngõ xóm. Ảnh: Ngọc Ánh
Nhân dân xã Bình Minh, huyện Thanh Oai đóng góp ngày công xây đường làng, ngõ xóm. Ảnh: Ngọc Ánh

Không thể nói hết niềm vui của bà con Nhân dân xã Đại Áng, huyện Thanh Trì khi xã vừa "cán đích" NTM. Những con đường bê tông khang trang, sạch sẽ đã góp phần làm thay đổi diện mạo của làng quê. Ông Trần Quốc Oai - Chủ tịch UBND xã Đại Áng cho biết, cùng với sự hỗ trợ đắc lực của huyện, TP, bà con nhân dân trong xã đã tích cực đóng góp xây dựng các công trình công cộng như: giao thông thủy lợi, đường làng ngõ xóm, các di tích lịch sử văn hóa với kinh phí lên đến hàng tỷ đồng.
Theo UBND huyện Thanh Trì, sau 3 năm triển khai xây dựng NTM, huyện đã huy động được trên 110 tỷ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa. Cùng với số vốn đầu tư của TP, huyện Thanh Trì đã hoàn thành trên 110km đường liên thôn với tổng số vốn đầu tư 434 tỷ đồng. Trong đó, huyện chú trọng nhân rộng mô hình "nhân dân hiến đất và đóng góp ngày công làm đường giao thông". Theo đó, người dân đã hiến hàng chục ngàn mét vuông đất và 22.000 ngày công để xây mới và nâng cấp các công trình phúc lợi. Đến nay, huyện đã xây dựng được 25 trường đạt chuẩn quốc gia; 30 nhà văn hóa; 19 chợ nông thôn… 
Đa dạng hóa việc huy động nguồn lực
Đan Phượng là huyện có thành tích nổi bật trong công tác xây dựng NTM của TP. Để có được kết quả này, theo Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Nguyễn Hữu Hoàng, nguồn vốn đóng góp của người dân có vai trò quan trọng. Trong 3 năm qua, huyện đã huy động và giải ngân hơn 151 tỷ đồng, trong đó vốn từ ngân sách Nhà nước trên 99,7 tỷ đồng, vốn người dân đóng góp trên 51,2 tỷ đồng. Riêng xã điểm Song Phượng, nguồn vốn đóng góp của Nhân dân và xã hội hóa đã lên tới trên 21,7 tỷ đồng. Do đó, để tạo nguồn lực tiếp tục đầu tư xây dựng NTM, Đan Phượng chú trọng thực hiện một trong các giải pháp hiệu quả, đó là vận động doanh nghiệp, tổ chức, Nhân dân tích cực tham gia đóng góp bằng nhiều hình thức như: tiền, đất đai, ngày công, vật tư, hiện vật… Và đặc biệt là kêu gọi sự đóng góp của kiều bào xa quê hương đang làm việc tại nước ngoài.
Tại hội nghị Sơ kết 3 năm xây dựng NTM, Phó Bí thư Thường trục Thành ủy Hà Nội, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình 02 - CTr/TU Nguyễn Công Soái đã đánh giá cao ý nghĩa, tác dụng của nguồn lực xã hội hóa, trong đó người dân đóng vai trò làm nòng cốt. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đã nhấn mạnh, các huyện, xã hết sức coi trọng, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để Nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp có đủ thông tin, hiểu rõ ý nghĩa, mục tiêu của chương trình xây dựng NTM; tự nguyện đóng góp nguồn lực, xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng nông thôn, tạo sự đổi thay toàn diện, mạnh mẽ diện mạo nông thôn Thủ đô.                                                                                                   
 
Tính đến hết năm 2013, toàn TP huy động được trên 16.000 tỷ đồng từ nguồn lực xã hội hóa để đầu tư các công trình xây dựng NTM, trong đó vốn do Nhân dân đóng góp trị giá gần 1.787 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp, tổ chức ủng hộ, đóng góp 1.845 tỷ đồng. Nhiều huyện làm tốt công tác huy động nguồn lực như: Đan Phượng, Đông Anh, Từ Liêm, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Thanh Trì...
Ánh Ngọc
Nguồn: ktdt.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập120
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm114
  • Hôm nay20,981
  • Tháng hiện tại251,685
  • Tổng lượt truy cập92,629,349
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây