Học tập đạo đức HCM

Gỡ nút thắt trong xây dựng nông thôn mới

Thứ hai - 20/10/2014 00:32
Sau hơn 3 năm triển khai Chương trình 02-Ctr/TU ngày 29/8/2011 của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân, khu vực ngoại thành Hà Nội đã thực sự có nhiều khởi sắc, cả về hạ tầng cơ sở và chất lượng cuộc sống.
 
Mặc dù vậy, để đạt được mục tiêu có thêm ít nhất 60 xã đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2014, còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ. Bắt đầu từ số này, báo Kinh tế & Đô thị khởi đăng loạt bài về các vấn đề này.
Bài 1: Sức sống của một chương trình
Đến thời điểm này, có thể khẳng định, việc ban hành, triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) nói chung và Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội nói riêng là đúng đắn và rất hợp lòng dân. Dù quãng thời gian thực hiện chưa lâu, nhưng tại khu vực ngoại thành đã có diện mạo tươi mới.
Ngoại thành đổi mới
Về xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất những ngày tháng Mười, một điều rất dễ nhận thấy là trên gương mặt mỗi người dân ai cũng vui mừng, phấn khởi. Mừng vì Thủ đô vừa kỷ niệm tròn 60 năm Ngày giải phóng và mừng vì xã mới được TP công nhận đạt chuẩn NTM giai đoạn 2011 - 2015. Con đường từ thị trấn Liên Quan về trung tâm xã Hương Ngải được trải nhựa sạch sẽ, tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân. Chiếc cổng làng cao hàng chục mét mới hoàn thành, vững chãi như biểu tượng mới của làng quê. Ông Nguyễn Trần Vượng - Chủ tịch UBND xã Hương Ngải vui vẻ cho biết, sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình 02, xã đã được đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở. Đến nay, 100% đường giao thông của xã đã được mở rộng và bê tông hóa. Các nhà văn hóa, công trình công cộng và các khu dân cư được quy hoạch, xây dựng khang trang đã tạo nên diện mạo NTM văn minh, sạch đẹp. Không chỉ xã Hương Ngải, nhiều xã khác trên địa bàn huyện Thạch Thất cũng có sự thay đổi rõ nét từ khi có Chương trình 02 như Đại Đồng, Dị Nậu, Bình Yên, Phùng Xá... Đến nay, toàn huyện Thạch Thất có 6 xã đạt chuẩn NTM và 16 xã đạt từ 12 - 16 tiêu chí. 
 Đường nông thôn ở xã Yên Sở, huyện Hoài Đức đã được bê tông hóa. Ảnh: Quang Thiện
Đường nông thôn ở xã Yên Sở, huyện Hoài Đức đã được bê tông hóa. Ảnh: Quang Thiện
 
Rời Thạch Thất, đi qua Đại lộ Thăng Long sang địa phận huyện Quốc Oai, bộ mặt của một huyện vốn chủ yếu sản xuất nông nghiệp cũng hiện lên rõ những nét tươi mới. Những con đường từ thị trấn Quốc Oai tỏa đi các xã lân cận như Đồng Quang, Thạch Thán, Nghĩa Hương, Cấn Hữu... được đầu tư mở rộng, bê tông hóa khang trang. Nhiều ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát trong các thôn làng, thay thế dần những mái nhà ngói nâu cũ kỹ. Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai Nguyễn Hồng Lâm cho biết, đến tháng 9/2014, toàn huyện đã có 20/20 xã đạt và cơ bản đạt các tiêu chí về bưu điện, nhà ở dân cư, điện. Ngoài xã điểm Nghĩa Hương được TP công nhận là xã đạt chuẩn NTM, huyện Quốc Oai còn một xã đạt và cơ bản đạt 17 - 19 tiêu chí, 3 xã đạt và cơ bản đạt 14 - 16 tiêu chí. 
Tính đến nay, 100% số xã ở ngoại thành có trạm y tế, có bác sĩ công tác tại trạm; trên 90% số hộ gia đình có vô tuyến truyền hình; hơn 95% số xã và 30% số thôn có máy tính kết nối internet; 70% hộ dân có điện thoại cố định...
Theo Ban Chỉ đạo chương trình 02, sau hơn 3 năm triển khai Chương trình, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn Thủ đô không ngừng được nâng cấp và hoàn thiện. Đến nay, tỷ lệ xã có đường ô tô đến trụ sở được cứng hóa đạt 100%, đường trục thôn và liên thôn được cứng hóa đạt 95%. Hệ thống thoát nước thải chung đáp ứng yêu cầu đạt 67%, việc thu gom rác thải có 98% số xã đã thực hiện. Đặc biệt, 100% thôn có điện và tỷ lệ người dân sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 91,56%… Những kết quả trên cho thấy, Chương trình 02 thực sự đã mang lại sự đổi thay lớn lao, vẽ nên diện mạo mới với những gam màu tươi sáng cho bức tranh ngoại thành Hà Nội.
Nâng cao chất lượng sống
Không chỉ thay đổi ở diện mạo bên ngoài với nhà cửa, cơ sở hạ tầng, hiệu quả mà Chương trình 02 mang lại còn thể hiện ở đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân nông thôn được cải thiện từng ngày. Một ví dụ điển hình tại huyện Phú Xuyên, với đặc thù vùng chiêm trũng, huyện đã tập trung chỉ đạo các xã thực hiện khâu đột phá là dồn điền đổi thửa và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đến nay, mô hình mạ khay, máy cấy đã được áp dụng rộng rãi tại 25/26 xã, thị trấn trên địa bàn huyện, diện tích sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao cũng đạt bình quân 2.000 - 3.000ha/vụ. Ông Trần Hữu Thước - Trưởng phòng Kinh tế huyện Phú Xuyên cho biết, nhờ sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế, đời sống nông dân từng bước được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 23,9 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 4,77%. "Những kết quả đạt được đã tạo cho nông dân niềm phấn khởi và tin tưởng vào Chương trình 02 của Thành ủy" - ông Thước chia sẻ.
Triển khai xây dựng NTM, huyện Hoài Đức luôn quan tâm tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân. Để thực hiện mục tiêu đó, huyện sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo. Trên địa bàn huyện đã hình thành nhiều vùng sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nổi bật là các mô hình trồng nhãn chín muộn ở xã An Thượng, Song Phương, phật thủ ở Đắc Sở, hoa lan và bưởi đường xã Đông La... cho thu nhập từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng mỗi năm. Nhờ vậy, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện năm 2013 đạt 32,1 triệu đồng/người, tăng 11,1 triệu đồng so với năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 2,47%, giảm 2% so với năm 2010.
Kết quả 9 tháng đầu năm, toàn TP giảm được 8.095 hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn khoảng 3,3%. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn được nâng lên, đến hết năm 2013 đạt trên 24,3 triệu đồng/người/năm. Công tác chăm sóc sức khỏe người dân được đảm bảo, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Bên cạnh đó, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được nâng lên cả về chất và lượng, tôn vinh những giá trị cao đẹp trong nếp sống của người Hà Nội. Tính đến hết tháng 9/2014, toàn TP có 38/386 xã đạt chuẩn NTM, 178 xã đạt và cơ bản đạt từ 14 - 18 tiêu chí, 129 xã đạt và cơ bản đạt từ 10 - 13 tiêu chí. Với những kết quả đạt được, Hà Nội đang dẫn đầu toàn quốc về thành tựu trong xây dựng NTM.
Tại buổi giao ban quý III/2014 về thực hiện Chương trình 02 mới đây, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Công Soái - Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình 02 đánh giá cao sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành, địa phương và nỗ lực của  người dân trong xây dựng NTM. Mặc dù tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng công tác xây dựng NTM đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền từ TP đến địa phương quan tâm chỉ đạo và dành nhiều nguồn lực để thực hiện. Bí thư Thường trực Thành ủy cũng khẳng định, Chương trình 02 đã thực sự trở thành phong trào sâu rộng, được Nhân dân đồng thuận cao. Nhờ đó, nông thôn ngoại thành đã từng bước phát triển theo hướng toàn diện, đời sống nông dân được nâng cao. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định cần sớm được tháo gỡ...
(Còn nữa)
 
Thiện Quang
Nguồn ktdt.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập495
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại842,978
  • Tổng lượt truy cập92,016,707
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây