Học tập đạo đức HCM

Kinh nghiệm Xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình: Phong trào do dân(bài 2)

Thứ hai - 13/08/2012 20:24
Đồng chí Đặng Đình Bình, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kiêm Ủy viên Thường trực Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Thái Bình trong buổi trao đổi với chúng tôi về kinh nghiệm các xã điểm xây dựng NTM ở Thái Bình đã khẳng định phong trào có thành công hay không là ở dân. Khi nhân dân đã nhiệt tình tham gia, coi đó là công việc của mình thì khó khăn mấy cũng làm được.

Khơi dậy nguồn lực tại chỗ 

Đồng chí Đặng Đình Bình cho biết, xây dựng NTM có 5 nhóm công việc chính là: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch; Phát triển sản xuất; Huy động nguồn lực đề xây dựng cơ sở hạ tầng; Phát triển văn hóa-xã hội và bảo vệ môi trường; Xây dựng hệ thống chính trị và bảo vệ an ninh địa phương thì cả 5 nhóm công việc này chủ thể đều là dân và hầu hết do dân làm. Khi xây dựng quy hoạch nông nghiệp, nông thôn, ý kiến đóng góp của người dân là rất quan trọng. Khi thực hiện dồn điền đổi thửa, các hộ dân phải thống nhất cao mới có thể đổi các thửa ruộng cho nhau. Lúc đó chính quyền sẽ là “trọng tài” chia lại cho dân theo quy hoạch “cánh đồng mẫu lớn”. Khi làm giao thông và mương máng nội đồng để cơ giới hóa phải sử dụng  đất trồng trọt cũng “động chạm” đến quyền lợi của tất cả các hộ dân, phải do dân quyết; hay như mở rộng “đường làng ngõ xóm” thì cũng phải nhân dân ở các làng, các xóm làm chứ không thể ai khác. Đó là chưa kể thực hiện các nhóm công việc đó cần một khoản kinh phí rất lớn, nếu không có dân góp công, góp của thì không thể làm nổi. Đồng chí cho biết, để thực hiện tiêu chí xây dựng NTM về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, 3 năm qua (2009-2011) nhân dân toàn tỉnh Thái Bình đã đóng góp tới 882,89 tỷ đồng (chiếm 25,16% tổng kinh phí huy động từ các nguồn lực); kể cả con em thành đạt của quê hương đi các nơi đóng góp về bình quân mỗi xã hơn 10 tỷ đồng… Còn hỗ trợ của ngân sách Trung ương chỉ là 653,49 tỷ đồng. Các hộ dân cũng đã tự nguyện đóng góp hơn 2000ha đất để xây dựng công trình hạ tầng đồng ruộng.

Anh Bình nhấn mạnh: "Đó mới chỉ là những đóng góp 3 năm đầu của nhân dân, chủ yếu của các xã làm điểm ở 2 trong 5 nhóm việc chính. Trong những năm tới chắc chắn sự đóng góp của nhân dân sẽ còn lớn hơn gấp nhiều lần nữa và đó là cơ sở để Phong trào xây dưng NTM của tỉnh thành công".
 

Bộ mặt nông thôn ở Thanh Tân (Kiến Xương - Thái Bình) đã nhiều khởi sắc. Ảnh Đức Dục

9 bước xây dựng quy hoạch 

Về cơ sở tìm hiểu, chúng tôi mới thấy, để phát động được dân tham gia xây dựng NTM là cả một quá trình tổ chức thực hiện rất công phu, bài bản.

Đồng chí Bùi Mạnh Hà, Chủ tịch UBND xã Thanh Tân nói với chúng tôi, muốn biến phong trào xây dựng NTM thành hiện thực thì phải có bước đi phù hợp. Mà bước đi phù hợp chính là bước đi hợp lòng dân. Anh nói, công tác quy hoạch của xây dựng NTM phải được chuẩn bị rất công phu và được làm trước một bước. Như ở xã Thanh Tân (xã làm điểm) cả quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết đều phải qua 9 bước: Xã họp dân thông báo nội dung quy hoạch và tiến hành khảo sát đánh giá hiện trạng; Công ty tư vấn lập quy hoạch; Thảo luận trong Ban chỉ đạo xã; Họp Đảng bộ để thảo luận; Gửi lên tỉnh xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các ngành có liên quan; Thông qua Hội đồng nhân dân xã; Đưa ra nhân dân thảo luận, chất vấn; Công ty tư vấn lập quy hoạch chỉnh sửa theo kết luận của Ban chỉ đạo xã sau khi nghe ý kiến đóng góp của nhân dân; Lập tờ trình gửi về UBND huyện phê duyệt; UBND huyện thông báo, niêm yết công khai quy hoạch tại Trung tâm Văn hóa huyện sau 10 ngày không có ý kiến khác mới ký vào Quy hoạch chính thức. Do làm rất kỹ, dân chủ bàn bạc và qua nhiều bước như thế nên quy hoạch không còn là ý chí riêng của lãnh đạo mà trở thành quy hoạch của dân, do nhân dân xây dựng và vì lợi ích của người dân.

Tôi hỏi Chủ tịch UBND xã Thanh Tân: "Nhân dân đóng góp ý kiến vào quy hoạch, xã có tiếp thu để bổ sung, điều chỉnh không? Đã có quy hoạch nào phải sửa theo ý kiến của nhân dân chưa?". Anh cho biết: "Có chứ, không những một mà nhiều quy hoạch, không những một lần mà nhiều lần phải sửa đi sửa lại nhờ ý kiến đóng góp của dân. Điển hình như quy hoạch trạm y tế của xã, dân ý kiến phải chuyển địa điểm vì gần chùa Sùng Quang. Hay như quy hoạch Nhà văn hóa thôn An Thọ và An Cơ Nam đều điều chỉnh lại do dân kiến nghị đặt ở vị trí cận lối đi. Còn Hội trường thôn Tử Tế xây xong, mới phát hiện ra đất đình làng, nhân dân đề nghị chuyển đổi xã cũng “sửa sai” điều chỉnh ngay quy hoạch, dân làng tự nguyện đóng tiền đủ để xã xây hội trường mới".

Công trình không có thất thoát

Khu dân cư 5 thôn An Thọ là khu có tỷ lệ hộ nghèo nhất xã, ngày đầu nhân dân hoàn toàn không nghe, không tin có thể thực hiện được những tiêu chí của NTM, nên dứt khoát không chịu mở đường theo quy hoạch của xã, nhưng khi hiểu ra những tiện ích của con đường được mở rộng nhân dân không những đồng tình bớt đất vườn, đất sân và ứng tiền ra làm đường. Ông Trần Văn Quân, Trưởng thôn An Thọ dẫn tôi đi trên con đường mới mở vui vẻ nói: "Con đường này trước chỉ rộng 2,5m, gồ ghề, bẩn thỉu, bây giờ rộng 6m đổ bê tông 4m, hai bên hai cống thoát nước, nhân dân hiến đất làm đường 566m2, phá 11 cổng, 1 nhà tắm, 1 gian bếp, 2 gian chuồng lợn, 2 nhà vệ sinh. Điển hình như cụ Phạm Thị Thuận, 80 tuổi, là vợ liệt sĩ hiến 67m2 đất chạy dài 29m theo mặt đường; ông Trần Phái 65 tuổi hiến 44m2, 2 gian chuồng lợn, 1 cổng xây có mái che, mới làm năm ngoái… 

- Đây sẽ là công trình không có thất thoát trong xây dựng - Thôn trưởng thôn An Thọ khẳng định với tôi như thế. Tôi tin điều đó là có cơ sở,  vì công trình được tổ chức thi công rất chặt chẽ: Dân thành lập tổ mua vật liệu, dân thi công, dân giám sát... 

Theo báo cáo của thôn, chỉ tính tiền nguyên vật liệu con đường làm hết hơn 2 tỷ đồng cũng hoàn toàn do dân ứng ra làm trước, đến nay vẫn chưa quyết toán, nhưng ai cũng vui vẻ, hồ hởi vì có được con đường đi rộng rãi, sạch sẽ.

Tôi băn khoăn hỏi:

- Thôn ta còn nghèo, dân lấy đâu ra tới hơn 2 tỷ đồng làm đường?
    Trưởng thôn lý giải:

- Phát huy sức mạnh tổng hợp. Ví dụ tiền xi măng do hai ông chủ buôn bán vật liệu ứng ra trước…

Con đường mới mở thôn An Thọ chỉ là một trong hàng trăm con đường khác mới mở trong phong trào xây dựng NTM của tỉnh Thái Bình; cũng do dân đóng góp, dân thi công, dân giám sát… Tất cả đều là những con đường thể hiện sức mạnh của lòng dân.

Nhóm PV Báo Quân đội nhân dân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập589
  • Hôm nay73,177
  • Tháng hiện tại732,504
  • Tổng lượt truy cập93,110,168
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây