Học tập đạo đức HCM

Ngân hàng tiếp sức xây dựng nông thôn mới

Thứ ba - 09/09/2014 04:53
Nhiều năm qua, hệ thống ngân hàng đã tiếp sức cho hàng chục ngàn khách hàng khu vực nông thôn Hà Nội vươn lên thoát nghèo, làm giàu và phát triển sản xuất, kinh doanh. Trong chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), vốn ngân hàng là một kênh quan trọng hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, xây dựng các hạng mục, tiêu chí NTM.


Trợ lực cho lập nghiệp…
Mới 30 tuổi, anh Trịnh Đắc Lam (xã Đông La - Hoài Đức - Hà Nội) đã tạo được cơ nghiệp với 3 vườn lan "khủng" cùng ngôi nhà 2 tầng rộng rãi, khang trang. Theo tính toán, mỗi mùa lan, anh Lam phải bỏ ra hơn 600 triệu đồng chi phí đầu tư. Được Ngân hàng Chính sách xã hội (VBSP) huyện Hoài Đức cho vay 160 triệu đồng hỗ trợ giải quyết việc làm từ tháng 5/2012, anh đã "nâng cấp" được hệ thống tưới tiêu, nhà bạt giúp việc trồng lan hiệu quả hơn, góp phần giải quyết việc làm cho 5 lao động thường xuyên và khoảng 15 lao động mùa vụ.
Ngân hàng Agibank Chi nhánh Hà Nội luôn có các chương trình, chính sách hỗ trợ vốn giúp người dân phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Linh Anh
Ngân hàng Agribank Chi nhánh Hà Nội luôn có các chương trình, chính sách hỗ trợ vốn giúp người dân phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Linh Anh
Không thuộc đối tượng vay vốn ưu đãi từ VBSP, nhiều khách hàng khu vực nông thôn đã tìm đến các ngân hàng thương mại trên địa bàn để được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh. Năm 1998, với số vốn vay 2 triệu đồng chăn nuôi nhỏ từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) Phòng giao dịch Đa Tốn (Gia Lâm), đến nay, gia đình anh Chử Văn Mộc (xã Văn Đức - Gia Lâm - Hà Nội) đã xây dựng được mô hình trang trại có diện tích hơn 34.000m2 với hệ thống chuồng trại chăn nuôi lợn, trồng cây ăn quả, nuôi cá đầu tư bài bản. Năm 2014, anh Mộc được Agribank Chi nhánh Gia Lâm tiếp tục xét duyệt cho vay 500 triệu đồng với lãi suất 8%/năm để mở rộng sản xuất, kinh doanh. Hiện, gia đình anh đang có hơn 500 đầu lợn, gà, hàng ngàn gốc nhãn cùng khu ao cá được quy hoạch lại từ vùng ruộng chiêm trũng.
Anh Trịnh Đắc Lam và Chử Văn Mộc chỉ là hai trong hàng ngàn khách hàng đã lập thân, lập nghiệp nhờ sự tiếp sức của vốn ngân hàng. Thời gian qua, các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội đã dành tỷ lệ vốn hợp lý để phục vụ cho vay phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Các ngân hàng đã trực tiếp cử cán bộ tín dụng xuống tận xã hướng dẫn vay và sử dụng vốn vay hiệu quả. Đồng thời, mở rộng các sản phẩm tín dụng, tổ chức giao dịch lưu động, công bố rộng rãi các chương trình cho vay trên địa bàn nông thôn... giúp các hộ dân thuận lợi hơn trong tiếp cận vốn vay.
Tăng hiệu quả vốn vay
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Chi nhánh TP Hà Nội, trong 5 năm (2009 - 2014), các tổ chức tín dụng đã 4 lần giảm lãi suất cho vay, từ mức 17 - 18%/năm (năm 2009) xuống phổ biến từ 7 - 10%/năm đối với cho vay ngắn hạn và 10,5 - 12% đối với cho vay trung, dài hạn (thời điểm 30/6/2014), trong đó ưu tiên cho một số lĩnh vực cho vay NTM dưới 8%/năm. Nỗ lực giảm lãi suất này đã giúp người dân thuận lợi hơn trong tiếp cận vốn ngân hàng xây dựng NTM, từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn.
Tính đến ngày 30/6/2014, dư nợ cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội đạt 48.345 tỷ đồng. Trong đó, tại các địa phương xây dựng NTM đã có 43.155 khách hàng được vay vốn ngân hàng, gồm 43.099 hộ dân và 56 DN, với tổng dư nợ đạt 1.219 tỷ đồng. Riêng VBSP TP Hà Nội đã thực hiện cho vay 11 chương trình tín dụng tới các xã đang thực hiện chương trình xây dựng NTM với tổng dư nợ  đạt 4.538 tỷ đồng.
Ông Trần Quốc Hùng - Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP Hà Nội cho biết, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng NTM, thời gian tới, NHNN Chi nhánh Hà Nội sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng cường tiếp cận các DN sản xuất hiệu quả để cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh. Chi nhánh cũng sẽ phối hợp với chính quyền địa phương lựa chọn các mô hình sản xuất có hiệu quả để cho vay và xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình cho vay, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay và thu nợ, gắn đầu tư tín dụng với việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, đặc biệt đối với các xã trong chương trình xây dựng NTM.

Nha Trang
Nguồn ktdt.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập304
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm301
  • Hôm nay34,069
  • Tháng hiện tại212,636
  • Tổng lượt truy cập90,276,029
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây