Học tập đạo đức HCM

Xây dựng nông thôn mới Thành công từ chỉ đạo quyết liệt và cách làm sáng tạo

Thứ tư - 03/09/2014 23:32
Những ngày này, nhân dân Thái Bình sống trong giây phút thiêng liêng, tràn ngập hạnh phúc hướng về kỷ niệm 69 năm (2/9/1945 - 2/9/2014) ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Niềm vui được nhân đôi khi nhiều địa phương trong tỉnh đã và sắp cán đích xã nông thôn mới (NTM); diện mạo mới, sức sống mới đang tràn về khắp các vùng quê.
Diện mạo mới, sức sống mới đang tràn về khắp các vùng quê trong tỉnh. Ảnh: Ngọc Trâm

Để ghi nhận những kết quả đạt được trong lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt và cách làm sáng tạo của các cấp, ngành, địa phương, cùng sự vào cuộc tích cực của nhân dân, phóng viên Báo Thái Bình đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh.

Phóng viên: Thời gian qua phong trào xây dựng NTM ở các địa phương trong tỉnh diễn ra rất sôi nổi, xin ông cho biết những kết quả đã đạt được?
Ông Nguyễn Xuân Dương: Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Thái  Bình đã đi trước đón đầu bằng việc xây dựng thí điểm NTM ở 8 xã của các huyện, thành phố. Đây là bước đi quan trọng, có ý nghĩa rất lớn để cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức rõ về tính tất yếu, yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng NTM. Vì vậy, đến khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020, Đảng bộ, chính quyền các cấp và nhân dân Thái Bình đã có những kinh nghiệm từ thực tiễn để triển khai thực hiện nhanh, hiệu quả. Các cấp ủy đảng đã ra nghị quyết chuyên đề, chính quyền cụ thể hóa bằng cơ chế chính sách, quyết định bộ máy quản lý, ban hành các đề án, kế hoạch và hướng dẫn thực hiện nên đã đẩy nhanh được tiến độ xây dựng NTM. Ngoài ra, nhiều địa phương đã có cách làm sáng tạo trong việc tuyên truyền, vận động, huy động nguồn lực, giải phóng mặt bằng, tổ chức xây dựng công trình và phát triển sản xuất nâng cao thu nhập để bộ mặt nông thôn chuyển biến rõ nét.

Đến nay, 100% số xã trong tỉnh hoàn thành tiêu chí số 1 về quy hoạch và phát triển theo quy hoạch; 100% số xã thực hiện xong dồn điền, đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng; mô hình giữ vững an ninh trật tự xã hội ở nông thôn, mô hình về bảo vệ môi trường, xây dựng thôn, làng, gia đình văn hóa… đang được các địa phương quan tâm thực hiện khá tốt. Ngoài ra, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ để xây dựng các vùng sản xuất tập trung, cánh đồng mẫu để góp phần tăng thu nhập cho người nông dân. Những năm qua tỉnh đã hỗ trợ các địa phương mua 898 máy gặt đập liên hợp, 630 máy làm đất, 18 kho lạnh… với tổng số tiền hỗ trợ trên 100 tỷ đồng; cơ chế hỗ trợ cánh đồng mẫu, cây trồng vụ đông, vụ hè, thuốc diệt cỏ.... Qua đây đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả và đang được triển khai, rút kinh nghiệm nhân rộng, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. Nhiều xã không nằm trong diện làm điểm của tỉnh, huyện, nhưng đã năng động, sáng tạo, tích cực vận động quần chúng nhân dân tham gia xây dựng NTM, góp phần không nhỏ nâng số xã đạt chuẩn NTM trong toàn tỉnh cao hơn so với mục tiêu của Nghị quyết số 02 đề ra.

Đến nay, bình quân đã đạt trên 12 tiêu chí/xã, tăng 7 tiêu chí so với năm 2010. Năm 2013, toàn tỉnh có 14 xã được tỉnh cấp Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho 14 xã và 1 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện xây dựng NTM. Năm 2014, tỉnh đã phê duyệt phân bổ vốn hỗ trợ 194.421,1 triệu đồng cho 59 xã đăng ký đạt chuẩn quốc gia NTM; đến nay có 12 xã đã đề nghị tỉnh xét công nhận đạt chuẩn NTM (đợt 1); các huyện, thành phố đã thẩm tra xong, đoàn công tác của tỉnh đã thẩm định và đang chuẩn bị trình Hội đồng xét công nhận xã đạt chuẩn NTM tỉnh xét công nhận. Dự kiến đến hết năm 2014, toàn tỉnh có trên 70 xã đạt chuẩn NTM; về đích trước 1 năm so với mục tiêu Nghị quyết số 02 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đề ra.

Phóng viên: Để có được kết quả xây dựng NTM như hiện nay, UBND tỉnh đã linh hoạt ban hành nhiều quyết định về cơ chế hỗ trợ xây dựng NTM, vậy cơ chế nào đã phát huy hiệu quả cao và tạo được sự đồng thuận của nhân dân thưa ông?
Ông Nguyễn Xuân Dương: Nghị quyết số 02 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã khẳng định, xây dựng NTM là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, phải có sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước. Theo đó, ngay khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 09/2011/QĐ-UBND ngày 16/8/2011 về việc ban hành quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2015. Tuy nhiên, cơ chế này không hỗ trợ cho tất cả các xã trong tỉnh, chỉ hỗ trợ các xã đủ điều kiện theo quy định của tỉnh. Các xã được hỗ trợ đã tập trung vào xây dựng cơ bản nhiều, trong khi đó chưa cân đối hết nguồn vốn đối ứng của địa phương, nhiều công trình người dân có thể làm được nhưng xã vẫn đứng ra làm thay dẫn đến tỷ lệ nợ đọng xây dựng cơ bản chiếm khá cao.

Vì vậy, UBND tỉnh đã kịp thời điều chỉnh bằng Quyết định số 02/2013/QĐ-UBND ngày 7/2/2013 nên đã dẫn khắc phục được tình trạng trên, phần ngân sách đối ứng của các xã giảm đi, tỷ lệ huy động xã hội hóa được nâng cao, giảm nợ công trong xây dựng cơ bản. Đặc biệt Quyết định số 19/2013/QĐ-UBND ngày 7/11/2013 của UBND tỉnh về bổ sung một số nội dung của Quyết định số 02/2013/QĐ-UBND đã phát huy được tối đa các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đẩy nhanh được tiến độ xây dựng NTM ở tất cả các xã trong tỉnh. Theo Quyết định số 19, tất cả các xã, thôn, cộng đồng dân cư trong tỉnh huy động được nguồn lực đối ứng, chỉ nhận hỗ trợ một phần xi măng theo quy định của tỉnh thì được ưu tiên hỗ trợ trước…

Thông qua cơ chế, chính sách hỗ trợ này mà việc xã hội hóa huy động các nguồn lực nhất là huy động được các nguồn lực từ nhân dân được phát huy trên cơ sở người dân nhận thức được vai trò, trách nhiệm, quyền lợi được hưởng thụ những công trình mà chính họ thống nhất đầu tư, quản lý và thực hiện. Ngay tuần đầu thực hiện cấp phát xi măng hỗ trợ của tỉnh đã có 92 xã tiếp nhận 10.222,6 tấn để làm đường giao thông nông thôn. Do chính sách hỗ trợ của tỉnh hợp lòng dân nên lượng xi măng đề nghị hỗ trợ ngày càng tăng, có thời điểm đơn vị cung ứng xi măng phải huy động tối đa phương tiện và hỗ trợ các địa phương kinh phí để vận chuyển xi măng từ nhà máy về. Đến ngày 25/8/2014, toàn tỉnh có 275 xã, phường, thị trấn được tỉnh phê duyệt hỗ trợ 622.101,9 tấn xi măng; các địa phương đã tiếp nhận 462.887,9 tấn xi măng. Từ cơ chế hỗ trợ xi măng của tỉnh, sự đóng góp của nhân dân và các nguồn vốn khác, toàn tỉnh đã cứng hóa được 704 km đường giao thông trục thôn, 1.379,7 km đường giao thông nhánh cấp I trục thôn, 129 km kênh cấp I loại 3 và 423,9 km đường giao thông trục chính nội đồng; xây mới 16 nhà văn hóa thôn, 39 trường mầm non và hàng loạt các công trình phụ trợ khác.

Đường giao thông nội đồng xã Nguyên Xá (Đông Hưng).  Ảnh: Thành Tâm

Phóng viên: Quyết định số 19 của UBND là “sân chơi” công bằng cho các địa phương, do đó nhiều xã không thuộc diện làm điểm của tỉnh, huyện đã huy động được nguồn lực để sớm hoàn thành xây dựng NTM, ông đánh giá như thế nào về kết quả này?
Ông Nguyễn Xuân Dương: Thực tế cho thấy, nhiều xã không thuộc diện làm điểm của tỉnh, huyện về xây dựng NTM, nhưng đã về đích khá sớm như xã Vũ Tây (Kiến Xương), Nam Cường, Nam Thắng (Tiền Hải), Thụy Văn (Thái Thụy)...  Ngay khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, các xã này đã có cách làm sáng tạo trong việc tuyên truyền, từ cán bộ đến người dân đều nhận thức được việc xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó người dân ở nông thôn là chủ thể và chính người dân được thụ hưởng từ việc này. Vì vậy, không còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của cấp trên, do đó các xã trên đã huy động được mọi nguồn lực, nhân dân đồng thuận góp công, tiền của, hiến đất, tự tháo dỡ công trình để xây dựng NTM.

Đặc biệt, khi tỉnh có cơ chế hỗ trợ xi măng xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn như “cơn gió” tiếp thêm sức mạnh làm “ngọn lửa” xây dựng NTM bừng sáng hơn ở mỗi người dân nông thôn. Những xã đã huy động tốt nguồn lực từ các hộ dân, từ các tập thể, cá nhân, con em làm ăn xa quê làm vốn đối ứng để đăng ký, tiếp nhận số lượng lớn xi măng hỗ trợ của tỉnh xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn như xã Hồng An, Điệp Nông, Chí Hòa (Hưng Hà); Thượng Hiền, Quang Bình, Vũ Ninh, Vũ Sơn (Kiến Xương); Đông Vinh, Đông Xuân, Hồng Châu (Đông Hưng)... Đến nay có thể khẳng định, ngoài việc lãnh đạo, chỉ đạo cùng với các cơ chế hỗ trợ linh hoạt của tỉnh, cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở nào chỉ đạo sâu sát quyết liệt và có cách làm sáng tạo để phát huy phong trào quần chúng, quyền làm chủ của nhân dân thì sẽ đi đến thành công trong xây dựng NTM.

Phóng viênTrân trọng cảm ơn ông!

 Nguyên Bình
              (Thực hiện)
Nguồn: baothaibinh.com.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập319
  • Máy chủ tìm kiếm17
  • Khách viếng thăm302
  • Hôm nay34,230
  • Tháng hiện tại212,797
  • Tổng lượt truy cập90,276,190
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây