Học tập đạo đức HCM

Nông thôn mới ở Thanh Hóa: Tết đến sớm với những vùng quê "đáng sống"

Thứ năm - 08/02/2018 10:31
Chỉ trong vòng 7 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), Thanh Hóa đã có 195 xã, 77 thôn, bản được công nhận đạt chuẩn. Riêng năm 2017, trong 28 xã được thẩm định thêm thì có 15 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM. Bình quân, toàn tỉnh đạt 15,0 tiêu chí/xã, không còn xã dưới 5 tiêu chí.

Từ sự đồng thuận của lòng dân

Ngày cuối năm Đinh Dậu, chúng tôi được “mục sở thị” về những miền quê xứ Thanh mới cảm nhận được sự thay da, đổi thịt từng ngày, từng giờ trên dải đất lịch sử này. Điểm đầu tiên đặt chân đến là một bản ở vùng cao biên giới, nơi vừa mới được tỉnh Thanh Hóa công nhận bản đạt chuẩn NTM.

Thoải bước trên con đường bêtông phẳng lì, ông Lương Văn Chợi – Trưởng bản Piềng Mòn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát, phấn khởi khoe: “Cuộc sống của bà con giờ đây khác xưa nhiều lắm! Đường sá giờ đã được bê tông hóa, trẻ con có thể tự đạp xe đến trường rồi. Nhưng để có được thành quả này, đó là sự nỗ lực rất lớn của cán bộ và bà con nhân dân trong bản.

Bởi Piềng Mòn là một trong những bản biên giới của huyện Mường Lát có 61 hộ với 275 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Thái. Khi bước vào xây dựng NTM (3.2016) bản mới chỉ đạt 8/14 tiêu chí nhưng sau gần 2 năm triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, bản Piềng Mòn đã đạt 14/14 tiêu chí”, ông Chợi nói.

Đang chăm sóc vườn cây của gia đình, thấy chúng tôi, anh Vi Văn Hợi (SN 1984, bản Piềng Mòn) vội dừng tay hồ hởi: “Nhờ có NTM chúng tôi không còn phải đi trên những con đường lầy lội nữa, cơ sở trường lớp khang trang, sạch đẹp, đời sống của bà con cũng khởi sắc hơn rất nhiều… Từ các cụ già đến các cháu nhỏ ai cũng vui, phấn khởi!”.

Ông Lương Minh Thông - Bí thư huyện ủy huyện Mường Lát - chia sẻ: “Là một huyện nghèo nằm trong tốp đầu của cả nước, địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi nên đường sá đi lại hết sức khó khăn; bà con sống ở đây chủ yếu là đồng bào dân tộc… việc thực hiện được mục tiêu chương trình NTM là một điều không hề đơn giản. Nhưng bằng sự nỗ lực của toàn thể cán bộ và nhân dân huyện Mường Lát, đến nay toàn huyện đã có 4 bản đạt chuẩn NTM, không có xã nào dưới 5 tiêu chí. Khi bắt đầu triển khai, ai cũng nghĩ huyện nghèo không biết đến bao giờ mới có thôn bản cán đích NTM”, ông Thông cho biết.

Piềng Mòn – bản nghèo vùng cao biên giới thuộc xã Tén Tằn, huyện Mường Lát đã cán đích NTM. Ảnh: HT
Piềng Mòn – bản nghèo vùng cao biên giới thuộc xã Tén Tằn, huyện Mường Lát đã cán đích NTM. Ảnh: HT

 

Đến những vùng quê “đáng sống”

Ông Trần Đức Năng - Phó Chánh văn phòng điều phối NTM tỉnh Thanh Hóa, cho biết: Hiện Thanh Hóa đã có 195 xã và 77 thôn, bản được công nhận đạt chuẩn NTM. Riêng năm 2017 đã tổ chức thẩm định thêm được 28 xã, trong đó, 15 xã được công nhân đạt chuẩn NTM. Bình quân, toàn tỉnh đạt 15,0 tiêu chí/xã, không còn xã dưới 5 tiêu chí.

Từ khi bắt đầu xây dựng NTM, toàn tỉnh đã huy động được khoảng 38.569,752 tỷ đồng; xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo được 8.793 km đường giao thông nông thôn, 2.126 km kênh mương, khoảng 11.100 phòng học các cấp, 200 trạm biến áp và 1.886 km đường dây hạ thế, 349 nhà văn hóa và khu thể thao xã, 2.599 nhà văn hóa thôn, 288 chợ nông thôn, 484 trạm y tế, 374 trụ sở xã, khoảng 50.000 công trình cấp nước sinh hoạt, xây mới và chỉnh trang 90.000 nhà ở dân cư.

Sau 7 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM, diện mạo nông thôn Thanh Hóa đã có nhiều khởi sắc cả bề rộng lẫn chiều sâu. Thành quả đạt được không chỉ là số xã đạt chuẩn hay cán đích sớm, mà quan trọng hơn là sự hài lòng của người dân đối với những lợi ích thiết thực mà chương trình mang lại. NTM đã mang đến cho những vùng quê xứ Thanh một diện mạo hoàn toàn mới, văn minh, thân thiện.

Nhưng điều cốt lõi nhất trong chương trình là ưu tiên phát triển sản xuất, tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Vì vậy, từ năm 2011-2016, toàn tỉnh đã xây dựng được 1.039 mô hình phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn, thu hút 34.326 hộ gia đình tham gia. Thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng từ 11,02 triệu đồng (năm 2011) lên 24,8 triệu đồng (năm 2017), tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 29,69% (năm 2011) xuống còn 8,43% (năm 2017) theo tiêu chí đa chiều…

Ông Lương Văn Duẩn - Trưởng bản Ngàm, xã Sơn Điện (huyện vùng cao Quan Sơn), chia sẻ: “NTM đã đem về cho làng quê chúng tôi một diện mạo hoàn toàn mới, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện... mọi người ai cũng thấy vui, phấn khởi về những lợi ích thiết thực mà chương trình mang lại”.

Là một xã nghèo thuộc diện bãi ngang, sau những nỗ lực của chính quyền và nhân dân trong xã, năm 2015 xã Quảng Thái (huyện Quảng Xương) đã cán đích NTM. Ông Lê Văn Dũng – Thôn 6, tâm sự: “Nông thôn quê tôi giờ đổi mới nhiều lắm rồi, đường sá đi lại thuận tiện, không còn phải vất vả như trước đây nữa. Giờ đi làm đồng cũng có thể đi xe máy đến tận bờ được rồi. Bà con chúng tôi ai cũng vui mừng, phấn khởi”.

Trong xây dựng NTM, nếu phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, thì việc kiến tạo nên một nông thôn văn minh, đậm đà bản sắc văn hóa cũng là yếu tố cần thiết không thể thiếu được.

Thực tế cho thấy, việc đạt được các tiêu chí đã khó song việc giữ được các tiêu chí lại càng khó hơn, do đó nhiều xã sau khi được công nhận đạt chuẩn NTM vẫn tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí nhằm mang lại đời sống vật chất, tinh thần tốt hơn cho người dân. Kết quả đánh giá sự hài lòng của người dân tại các xã đạt chuẩn NTM đều đạt trên 90%.

Quan trọng hơn là nhận thức của người dân về ý nghĩa của Chương trình xây dựng NTM được nâng lên, từ đó, vai trò chủ thể của họ trong xây dựng NTM cũng ngày càng được phát huy. Đây là tiền đề cần thiết để các địa phương tiếp tục xây dựng NTM kiểu mẫu.

Nói về vấn đề này, ông Trần Đức Năng, chia sẻ: Có thể khẳng định rằng, bài học thành công trong triển khai xây dựng NTM ở Thanh Hóa những năm qua là đã quan tâm đúng mức đến chất lượng đội ngũ cán bộ và bộ máy quản lý Nhà nước về Chương trình xây dựng NTM từ tỉnh đến cơ sở.

Thực tiễn cho thấy, nơi nào các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, người đứng đầu thực sự quan tâm, có tâm huyết, tinh thần trách nhiệm cao, vào cuộc thường xuyên, quyết liệt thì nơi đó kết quả xây dựng NTM có sự chuyển biến rõ nét. Bên cạnh đó, phải có hệ thống chỉ đạo, đồng bộ, hiệu quả; đồng thời có bộ máy giúp việc đủ năng lực, chuyên nghiệp, sát thực tế sẽ là yếu tố quan trọng đảm bảo cho công tác chỉ đạo, điều hành mang lại hiệu quả của Chương trình.

Theo HOÀI THU/ BÁO LAO ĐỘNG
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập328
  • Hôm nay52,820
  • Tháng hiện tại828,098
  • Tổng lượt truy cập92,001,827
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây