Đề xuất nhiều quy định nghiêm ngặt
Theo tìm hiểu của NTNN, một trong những nội dung quan trọng của dự thảo nghị định này là quy định về chuyển đổi đất lúa được đề xuất rất nghiêm ngặt. Cụ thể, trường hợp chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng với quy mô dưới 2ha, do UBND các tỉnh, thành phố xét duyệt. Còn nếu chuyển đổi với quy mô từ 2ha trở lên vào mục đích tương tự, UBND các tỉnh, thành phố phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép trước khi xét duyệt cho chuyển mục đích sử dụng. Đối với các hộ gia đình, cá nhân chuyển đất lúa khác sang sử dụng vào trồng cây hàng năm, phải báo cáo UBND xã.
Dự thảo nghị định có nhiều quy định hỗ trợ nông dân trồng lúa. |
Cũng theo dự thảo khi chuyển đất lúa khác sang sử dụng vào các mục đích khác với quy mô dưới 20ha, UBND các tỉnh, thành phố xét duyệt. Khi chuyển đất lúa khác sang sử dụng vào các mục đích khác với quy mô từ 20ha trở lên, phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép trước khi UBND các tỉnh xét duyệt cho chuyển mục đích sử dụng.
Dự thảo nghị định cũng đặt ra một số quy định để bảo vệ đất lúa. Theo đó, nghiêm cấm các hành vi: Gây ô nhiễm, làm thoái hoá, làm biến dạng mặt bằng của đất dẫn đến không trồng lúa được. Bỏ hoang đất chuyên trồng lúa nước từ 12 tháng trở lên và đất lúa khác từ 2 năm trở lên không vì lý do thiên tai bất khả kháng.
Mỗi hộ trồng lúa được hưởng 500.000 đồng/ha
Để người dân yên tâm sản xuất lúa, dự thảo nghị định cũng đề ra một loạt chính sách hỗ trợ trực tiếp các địa phương sản xuất lúa, nhất là cho người trồng lúa. Theo đó, ngân sách T.Ư sẽ hỗ trợ bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương trồng lúa với mức 500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước. Hỗ trợ 100.000 đồng/ha/năm đối với đất lúa khác trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.
Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm (hỗ trợ 100.000 đồng/ha/năm cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất lúa khác). Ngoài ra, chính sách này cũng hỗ trợ bổ sung cho người sản xuất lúa khi gặp thiên tai, dịch bệnh chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật khi sản xuất lúa bị thiệt hại trên 70%. Hỗ trợ 50% chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật khi sản xuất lúa bị thiệt hại từ 30 - 70%. Nhà nước sẽ hỗ trợ 70% chi phí và hỗ trợ 100% giống để sản xuất lúa trên diện tích đất mới khai hoang trong năm đầu...
Trao đổi với NTNN, ông Nguyễn Trí Ngọc- Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết: Việc hỗ trợ cho người trồng lúa là rất cần thiết, các điều khoản hỗ trợ, chúng tôi đã bàn với Bộ Tài chính và đã được Bộ này đồng ý. Như vậy, nếu dự thảo này được thông qua, người trồng lúa sẽ được thêm một số lợi ích.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã