Học tập đạo đức HCM

Sở Quy hoạch - Kiến trúc giao ban với 8 huyện phía Tây Hà Nội “Nóng” chuyện quy hoạch nông thôn mới

Thứ sáu - 07/09/2012 21:07
Ngày 6/9, Sở QH - KT và 8 huyện, thị xã khu vực phía Tây thành phố Hà Nội, gồm: Từ Liêm, Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Ba Vì và thị xã Sơn Tây đã giao ban để trao đổi và bàn biện pháp đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch đô thị.
 
Đặc biệt quan tâm đến chất lượng

Theo ông Nguyễn Doãn Hoàn, Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất, quy hoạch là việc lớn, quyết định đến sự phát triển của các địa phương, do đó cần đẩy nhanh tiến độ nhưng cũng cần quan tâm đến chất lượng lập quy hoạch. Thực tế có những quy hoạch mới 10 năm đã phải điều chỉnh tới 3 lần, mà đồ án này có sự tham gia của cả tư vấn nước ngoài. Có dự án, năm 1998 lập quy hoạch, 2007 điều chỉnh lần thứ nhất, sau khi có quy hoạch điều chỉnh thì lại điều chỉnh tiếp tục. Nghĩa trang của một xã vừa cho di chuyển ra hơn một năm thì lại có dự án đề xuất quy hoạch vào vị trí đó.

Nhiều ý kiến cho rằng, cần có hướng dẫn quản lý quy hoạch theo tính chất của quận, huyện thì mới đi vào thực tiễn. Ông Đặng Vũ Nhật Thăng, Chủ tịch thị xã Sơn Tây đánh giá, mỗi địa phương đều có nhu cầu mang tính đặc thù, tuy nhiên đều rất mong sớm hoàn tất các đồ án quy hoạch để phục vụ công tác quản lý. Đơn cử như làng cổ Đường Lâm, rất khó cho công tác quản lý trật tự XD, quản lý đất đai khi không có quy hoạch. Phía địa phương cho rằng, cần có đặc trưng nhất định đối với các quy hoạch liên quan đến Đường Lâm vì làng cổ sau khi giãn dân chủ yếu phục vụ bảo tồn, du lịch.
 
 
Một góc thị xã Sơn Tây.

Ông Hà Xuân Hưng, Bí thư Huyện ủy Ba Vì cho biết, cũng như các huyện rất sốt ruột vì quy hoạch phải đi trước. Huyện có 3 quy hoạch lớn, quy hoạch chung xây dựng huyện, quy hoạch đô thị Tả Tiên Sơn, quy hoạch chung thị trấn Tây Đằng. Huyện là chủ đầu tư các quy hoạch này nhưng đều phải đi thuê và chờ sự hướng dẫn. Nhìn chung các quy hoạch đều rất chậm, nguyên nhân do phía huyện cũng chưa đôn đốc kịp thời, cơ quan giúp việc lực lượng quá mỏng, thiếu chuyên môn, thiếu kinh phí. Đối với các đơn vị tư vấn, tiến độ thực hiện chậm, chất lượng tư vấn còn hạn chế, đặc biệt với các tư vấn về nông thôn mới. Mặt khác, một đề án nông thôn mới có hơn 100 triệu kinh phí nên nhiều đơn vị không muốn "về".
 

Nhiều điểm cần gỡ khó

Ông Đặng Vũ Nhật Thăng, Chủ tịch thị xã Sơn Tây cho biết, quy hoạch nông thôn mới đang gặp không ít khó khăn do hạ tầng nhiều hạn chế, hệ thống thủy lợi chắp vá, trong khi quy hoạch còn gò bó, cứng nhắc, kém hiệu quả. Kinh phí để triển khai xây dựng nông thôn mới khoảng 300 tỷ đồng cho mỗi xã, chủ yếu là nguồn vốn huy động từ xã hội. Tỷ lệ huy động quá lớn trong khi trình độ quản lý kinh tế của cán bộ địa phương còn hạn chế. Do đó, đề nghị Sở QH - KT hướng dẫn, giúp cho địa phương giới thiệu địa điểm để tổ chức các khu đấu giá tại các khu đất xen, kẹt, có quy mô nhỏ hơn 5ha, để tạo kinh phí đầu tư cho khu vực nông thôn mới.

Trong quá trình quy hoạch chung vùng, huyện, cùng thực hiện quy hoạch nông thôn mới. Chính phủ đang cho điều chỉnh 10 tiêu chí, vì vậy Sở QH - KT và các địa phương đều có chung lo ngại sẽ phải điều chỉnh quy hoạch ngay khi vừa lập xong quy hoạch. Thực tế, nếu làm quy hoạch theo chuẩn cũ thì không được, trong khi chuẩn mới chưa có. Lãnh đạo huyện Thạch Thất cho rằng, tiêu chí nông thôn mới và cơ cấu nguồn vốn và hình thức đầu tư đều chưa rõ.
 
Cơ cấu nguồn vốn chia theo tỷ lệ điều tiết ngân sách của thành phố, ngân sách huyện, xã và huy động. Tuy nhiên, Thạch Thất vừa tổ chức đấu giá đất với mức giá từ 6 - 14 triệu đồng/m2, nhưng chỉ có 2 hồ sơ tham gia. Thạch Thất làm 7 - 8 điểm để đấu giá đất nhưng thị trường bất động sản đang trầm lắng nên việc đấu giá rất khó khăn. Thậm chí, đầu tư hạ tầng cho khu đất đấu giá còn có thể bị lỗ.

Thuộc địa bàn huyện Hoài Đức, liên quan đến trục Hồ Tây - Ba Vì là một loạt quy hoạch nông thôn mới, trong đó có xã mất nửa diện tích. Có làm trục đường này không, bao giờ làm, cắm mốc giới như thế nào… (?) - rất nhiều câu hỏi đã được ông Khuất Văn Thành, Bí thư Huyện ủy đặt ra đồng thời với đề xuất xem xét tháo gỡ.
 
Giám đốc Sở QH - KT Nguyễn Văn Hải cho biết, sau hai cuộc giao ban với cụm các huyện phía Bắc (tổ chức cuối tháng 8/2012) và phía Tây, Sở tiếp tục giao ban với những quận, huyện khác trên địa bàn thành phố. Qua đó, Sở sẽ nắm bắt được các vấn đề khó khăn, vướng mắc của địa phương, từ đó cùng tìm cách tháo gỡ với những vấn đề thuộc thẩm quyền của Sở và đề xuất, tham mưu với UBND TP những vấn đề thuộc thẩm quyền của thành phố. 
 
Minh Thu
Theo ktdt.com.vn
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập279
  • Hôm nay40,623
  • Tháng hiện tại815,901
  • Tổng lượt truy cập91,989,630
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây