Học tập đạo đức HCM

Thành công lớn nhờ đồng thuận cao

Thứ bảy - 07/06/2014 00:31
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), sau ba năm triển khai và thực hiện, Hà Nội đã trở thành một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về xây dựng NTM với nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả...

 

Nhiều xã điểm về đích sớm Sau khi xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ xây dựng mô hình điểm của Trung ương, Thành ủy, UBND thành phố đã lựa chọn ba xã điểm của thành phố và 15 xã điểm của 15 huyện, thị xã đồng thời thành lập Ban chỉ đạo hướng dẫn các xã lập đề án trình UBND thành phố phê duyệt. Các xã được lựa chọn phần lớn có điểm xuất phát thuộc diện thấp và trung bình của các địa phương (đạt và cơ bản đạt từ một đến ba tiêu chí), hạ tầng kinh tế, xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của người dân còn khó khăn. Tuy nhiên sau ba năm triển khai thực hiện, với sự chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm từ thành phố đến cơ sở, nhất là sự vào cuộc của bà con nông dân, đến nay 15/19 xã điểm hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng NTM. Tại hội nghị tổng kết các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã rút ra những bài học bổ ích về công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện, về phương pháp và cách làm cho chặng đường tiếp theo.

Đến nay, công tác xây dựng NTM đã đạt được mục đích yêu cầu đề ra của chương trình. Đề án xây dựng NTM chung toàn thành phố, đề án chung của các huyện, thị xã và đề án, quy hoạch của các xã đã được phê duyệt. Từ xuất phát điểm một số xã chỉ có một tiêu chí đạt và cơ bản đạt (năm 2010), đến nay các xã đã đạt và cơ bản đạt tăng trung bình từ tám tiêu chí trở lên. Toàn thành phố có 50 xã được công nhận đạt chuẩn NTM; 153 xã đạt và cơ bản đạt từ 14 đến 18 tiêu chí; 148 xã đạt và cơ bản đạt từ 10 đến 13 tiêu chí; 50 xã đạt và cơ bản đạt từ 5 đến 9 tiêu chí; không còn xã đạt dưới năm tiêu chí.

Cùng với những thành tích chung, cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội khu vực nông thôn Thủ đô không ngừng được nâng cấp và hoàn thiện. Đến nay, tỷ lệ xã có đường ô-tô đến trụ sở xã được cứng hóa đạt 100%; đường trục thôn, liên thôn được cứng hóa đạt 95%; hệ thống thoát nước thải chung đáp ứng yêu cầu đạt 67%; có tổ chức thu gom rác thải đạt 98%; tỷ lệ thôn có điện đạt 100%; tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 91,56%, trong đó nước sạch đạt 35,26%. Tỷ lệ thôn, làng đạt tiêu chuẩn làng văn hóa đạt 54,5%; tỷ lệ thôn xóm, cụm dân cư có nhà văn hóa-thể thao đạt 80,5%; 100% số cơ sở đạt tiêu chí giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Hệ thống trường học và thiết bị dạy học được đầu tư nâng cấp, góp phần từng bước nâng cao chất lượng giáo dục ở khu vực nông thôn, không còn phòng học tạm, phòng học cấp bốn dột nát, không có trường phải học ba ca.

100% số xã có trạm y tế, có hệ thống loa truyền thanh. Công trình nhà văn hóa, sân vận động, trung tâm thể thao từ cấp thôn, cấp xã đến cấp huyện ở nhiều nơi được đầu tư xây dựng khang trang. Hệ thống đê điều, kênh mương thủy lợi luôn luôn được củng cố, nâng cấp, cứng hóa, bảo đảm an toàn trong phòng, chống lũ và tiêu úng, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp và dân sinh kinh tế. Đến nay, số hộ nghèo toàn thành phố còn hơn 45 nghìn hộ, chiếm tỷ lệ 2,66%, trong đó khu vực nông thôn là 42 nghìn hộ, chiếm 3,8%. Đời sống nông dân từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2013 đạt 23,7 triệu đồng/người/năm. Nông thôn không còn nhà dột nát, đa số các hộ gia đình có nhà kiên cố, khang trang; mỗi năm, thành phố đã giải quyết thêm việc làm cho từ 136 nghìn đến 140 nghìn lượt người lao động nông thôn; đưa tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt khoảng 42,1%; công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, 100% số trạm y tế xã có bác sĩ công tác tại trạm, có 64,84% số xã đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế, chất lượng khám, chữa bệnh được nâng cao...

Đồng thuận tạo ra kết quả lớn Với mục tiêu tuyên truyền để tất cả người dân hiểu về chương trình của Thành ủy, các xã đã tích cực tổ chức phong trào "Toàn dân chung sức xây dựng NTM", đồng thời tổ chức các cuộc họp chuyên đề đến chi bộ các thôn và người dân về 19 tiêu chí xây dựng NTM, từ đó nhân dân hiểu về vai trò, trách nhiệm của mình và tích cực tham gia. Ngoài ra, các xã cũng đã tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về xây dựng NTM, thường xuyên, kịp thời tuyên dương những điển hình tiên tiến, những cá nhân có nhiều đóng góp trong việc thực hiện xây dựng NTM, đồng thời chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể của xã chủ động xây dựng các nội dung tuyên truyền cho hội viên của mình từ đó tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân từ suy nghĩ đến hành động.

Làm tốt công tác quy hoạch, xây dựng đề án NTM gắn với thực tiễn, phát huy cao độ quyền làm chủ của nhân dân, được nhân dân đồng thuận, thực hiện hiệu quả công tác bố trí và đào tạo đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là một số trong nhiều kinh nghiệm quý báu đã góp phần tạo nên thành công lớn trong công tác xây dựng NTM của thành phố Hà Nội thời gian qua.

Mục tiêu xây dựng NTM thành phố Hà Nội: Giai đoạn 2010-2015, phấn đấu có 40% số xã đạt chuẩn NTM; giai đoạn 2016-2020, phấn đấu có 70% số xã đạt chuẩn NTM; định hướng đến 2030, hoàn thành việc xây dựng NTM ở 401 xã (đạt 100%) trên địa bàn thành phố.

 

Thái Hoàng
Nguồn nhandan.orf.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập334
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại832,201
  • Tổng lượt truy cập92,005,930
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây