Học tập đạo đức HCM

XDNTM trên tinh thần là kêu gọi người dân cùng làm, cùng đóng góp

Chủ nhật - 29/09/2013 23:53
Chiều nay (29/9), Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo thường kỳ tháng 9. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp báo.
KT-XH phát triển ổn định

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, cho biết: Chính phủ đã thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội và thống nhất đánh giá: Trong tháng 9 và 9 tháng đầu năm, các bộ, ngành, địa phương đã tập trung triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, nhất là các Nghị quyết số 01/NQ-CP, 02/NQ-CP, nghị quyết các phiên họp thường kỳ và chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 

Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2013 chuyển biến tích cực, đúng hướng, đạt kết quả khá toàn diện, nổi bật là: Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 tăng 1,06% (cùng kỳ năm trước tăng 2,2%), chủ yếu do tác động của việc điều chỉnh giá một số mặt hàng như: điện, giáo dục đầu năm học mới; CPI 9 tháng tăng 4,63%, là mức tăng thấp nhất trong vòng 4 năm qua. 

Xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng khá cao, tháng 9 đạt 11,3 tỷ USD, 9 tháng đạt 96,5 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2012, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 58,5 tỷ USD, tăng 27% và chiếm 60,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Kim ngạch nhập khẩu tháng 9 đạt 11,6 tỷ USD, 9 tháng là 96,6 tỷ USD, tăng 15,5%. Nhập siêu 9 tháng khoảng 124 triệu USD, bằng 0,1% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Tăng trưởng GDP của quý 3 là 5,54%, quý sau cao hơn quý trước (quý 2 là 5%, quý 1 là 4,76%). Tính chung 9 tháng tăng trưởng ước đạt 5,14%, cao hơn mức tăng cùng kỳ năm trước (5,1%). Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 9 tăng 5,6%, cao hơn mức tăng 4,3% của cùng kỳ năm 2012; tính chung 9 tháng tăng 5,4%. Chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm dần về mức bình thường; tại thời điểm 01/9/2013 ước tăng 9,3% so với cùng thời điểm năm trước, giảm mạnh so với mức tăng 21,5% tại thời điểm 01/01/2013. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng vẫn phát triển ổn định, trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 2,3%; lâm nghiệp tăng 5,6% và thủy sản tăng 3,4%. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng ước tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2012, loại trừ yếu tố giá còn tăng khoảng 5,3%. Vận chuyển hàng hóa ước tăng 3,8%. Khách quốc tế đến Việt Nam đạt khoảng 5,5 triệu lượt, tăng 9,9% so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới 9 tháng tăng 10,8% so với cùng kỳ; có khoảng 11,3 nghìn doanh nghiệp đã hoạt động trở lại.

XDNTM trên tinh thần là kêu gọi người dân cùng làm, cùng đóng góp

Trả lời về chủ trương xây dựng nông thôn mới, tuy đã có kết quả ban đầu, nhưng triển khai ở một số địa phương có hiện tượng “bán chó làm đường”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Vũ Đức Đam, bức xúc, cách rút tít của bài báo nghe đúng là rất xúc động, nhưng nếu ai cũng hiểu như thế thì rất không tốt. 

Hiện nay, chúng ta có 16 chương trình mục tiêu, trong đó có chương trình xây dựng nông thôn mới, một loạt chương trình mục tiêu khác, tên gọi khác nhau nhưng chủ yếu phục vụ cho vùng sâu, vùng xa. Xây dựng nông thôn mới là 1 chương trình, nhưng nôm na chúng ta chia làm 2 phần. Một phần không cần tiền đầu tư. Tôi về quê thấy một loạt phong trào, những việc không cần tiền và một phần cần phải đầu tư, với mục tiêu làm sao sản xuất ở nông thôn tốt hơn, đời sống của nông dân được nâng lên không chỉ về mặt vật chất, mà tất cả các mặt. Chủ trương chung của Chính phủ chỉ đạo, tất cả các nơi, vừa là chỉ đạo hành chính, vừa là vận động quần chúng, vừa là Đảng lãnh đạo, tất cả hệ thống chính trị vào cuộc để thực hiện tốt những tiêu chí không cần tiền. Thứ 2, qua đây chúng ta cũng phải có 1 mức đầu tư nhất định để làm hạ tầng cơ sở mà trước hết là hạ tầng phục vụ cho sản xuất. Nói phát triển nông thôn gắn liền với nông dân, mà chúng ta không sản xuất, ví dụ chỉ làm nhà văn hóa, làm đường , không nói gì đến sắp xếp lại sản xuất thì cũng không lâu bền. 

Và làm cái đó thì đương nhiên phải cần tiền. Tiền ở đây, không phải ở đâu cũng có điều kiện giống nhau, nên NSNN vẫn phải dành 1 khoản tiền, dù bây giờ NSNN rất khó khăn. Tôi vừa nói với các bạn về thu chi ngân sách, nhưng chương trình này chúng ta đến nay cũng đã chi trên 4.000 tỷ đồng. 

Nếu so với yêu cầu làm đường, kênh mương, chưa nói tới làm nhà văn hóa, chỗ vui chơi, số 4.000 tỷ đồng này rất nhỏ. Tinh thần là kêu gọi người dân cùng làm, cùng đóng góp. Nhiều địa phương làm rất tốt, ví dụ làm đường, hỗ trợ của NN là chỉ cho xi măng, còn người dân góp đá, góp công. 

Còn nếu cá biệt ở đâu đó vì bệnh thành tích, trong hoàn cảnh người dân quá nghèo mà đến mức vận động, nói trong ngoặc kép là gần như ép buộc dân phải đóng tiền quá sức của mình như bài báo bạn nói thì không đúng. Chúng tôi tin rằng trường hợp đó là cá biệt. Đó không phải là hình ảnh chung của chương trình xây dựng nông thôn mới. 

Tinh thần của Nhà nước là khuyến khích nhân dân tự nguyện làm, chứ Nhà nước không bắt buộc người dân dù đã nghèo, không có tiền, phải làm. Nơi nào làm điều đó thì không đúng. Tôi tin rằng, bài báo đó nếu đọc được thì chắc chắn đồng chí lãnh đạo ở tỉnh, ở huyện, ở địa phương nào mà bài báo được phản ánh thì chắc chắc các đồng chí đó sẽ điều chỉnh. 
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập83
  • Hôm nay15,340
  • Tháng hiện tại1,096,223
  • Tổng lượt truy cập92,269,952
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây