Học tập đạo đức HCM

Xã 60 trang trại

Thứ bảy - 23/08/2014 22:08
Cơ cấu SX nông nghiệp của Bình Thạnh (Đức Trọng, Lâm Đồng) có bước chuyển biến rõ rệt theo hướng nâng cao giá trị ngành chăn nuôi. Đến nay, xã đã có khoảng 60 trang trại chăn nuôi.

Ông Nguyễn Công Khanh ở ấp Thanh Bình 1, xã Bình Thạnh (Đức Trọng, Lâm Đồng) cho biết, trước đây gia đình ông chủ yếu trồng cà phê, khi có chủ trương chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi đã mạnh dạn xây trang trại nuôi gà.

"Tôi đã đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng chuồng trại, con giống, thiết bị đường điện, hệ thống uống nước, uống thuốc tự động, hệ thống khử trùng; trong đó có 8 dãy chuồng gà đẻ gồm 5 dãy chuồng nuôi 20.000 con/dãy và 3 dãy chuồng nuôi gà trắng Malaysia 10.000 con/dãy. Chỉ tính riêng gà đẻ, một ngày gia đình tôi xuất bán từ 80.000 - 90.000 quả trứng”, ông Khanh nói.

Hiện trang trại của ông Khanh đang tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 30 lao động ở địa phương với mức lương khoảng 3 triệu đồng/tháng bao ăn ở.

Tương tự anh Nguyễn Hữu Phúc, sinh năm 1969 ở thôn Thanh Bình 2, xã Bình Thạnh trước đây cũng trồng được 1,5 ha cà phê, nhưng do mấy năm giá cả không ổn định, cà phê sâu bệnh nhiều nên anh chuyển sang chăn nuôi. Năm 2009 nuôi heo, đến năm 2012 anh xây dựng trang trại nuôi bò sữa.

Lúc đầu anh Phúc mua 4 con bò cái về nuôi thử thấy cũng dễ, thức ăn chủ yếu là cỏ trồng xung quanh trại, sản phẩm sữa tươi được công ty bao tiêu mua giá cố định có lãi. Sau vài vụ sữa, Phúc lại gom góp tiền mua thêm bò mẹ.

Theo ông Doanh, phát triển trang trại chăn nuôi giúp người dân mở rộng quy mô SX hàng hóa, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh, góp phần tích cực xây dựng NTM. Chỉ tính riêng trong năm 2013, người dân xã Bình Thạnh đã đóng góp hơn 1 tỷ đồng tiền mặt, hiến hàng ngàn mét vuông đất và hàng trăm ngàn ngày công lao động làm NTM.

Hiện gia đình Phúc sở hữu 13 con bò mẹ và 9 con bê cái, trong đó có 10 con cho khai thác sữa, trung bình thu 2 triệu đồng/ngày. Để chủ động nguồn thức ăn cho bò, Phúc đã trồng 1 ha cỏ voi, vừa tiết kiệm chi phí vừa có nguồn cỏ xanh chất lượng giúp bò khỏe mạnh, cho sữa nhiều.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Doanh, Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh cho biết, trước đây người dân địa phương chủ yếu trồng độc canh cây cà phê. Từ khi triển khai xây dựng NTM, được sự hỗ trợ của nhà nước, họ đã mạnh dạn phá bỏ thế độc canh, chuyển đổi cây trồng như xen canh cây dâu tằm, cấy lúa nước, phát triển trang trại chăn nuôi.

Chính vì vậy, cơ cấu SX nông nghiệp của Bình Thạnh có bước chuyển biến rõ rệt theo hướng nâng cao giá trị ngành chăn nuôi. Năm 2010, giá trị SX trồng trọt của địa phương chiếm 80%, chăn nuôi chỉ chiếm 20%.

Nhưng đến nay, xã đã có khoảng 60 trang trại chăn nuôi, chủ yếu là trang trại chăn nuôi heo với số lượng gần 30.000 con và trang trại gà trên 130.000 con. Giá trị SX chăn nuôi của xã Bình Thạnh năm vừa qua đạt trên 120 tỷ đồng, chiếm 55,6% tổng giá trị SX nông nghiệp. Đặc biệt có những trang trại chăn nuôi của người dân có quy mô lớn trị giá hàng chục tỷ đồng.

Ngoài ra, xã Bình Thạnh cũng đang phát triển nhanh mô hình nuôi ong giữa vườn cà phê và chăn nuôi bò sữa. Hiện có gần 70 hộ nuôi ong giữa vườn cà phê với số lượng hơn 3.000 thùng và có 10 hộ nuôi bò sữa với tổng đàn gần 100 con.

Cùng với việc phát triển mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi, thì thu nhập bình quân của người dân trong xã không ngừng được nâng lên. Nếu năm 2010, thu nhập bình quân của người dân mới chỉ đạt 19 triệu đồng/người/năm, thì đến năm 2013 đã tăng lên 37 triệu đồng/người/năm và đang phấn đấu đạt 40 - 42 triệu đồng/người/năm.

 
Hiếu Cầu
Theo nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập361
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm355
  • Hôm nay33,266
  • Tháng hiện tại159,828
  • Tổng lượt truy cập85,066,864
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây