Học tập đạo đức HCM

“Xây dựng nông thôn mới vùng sâu: Phải đi từ số… 0”

Thứ tư - 26/03/2014 20:42
Đó là chia sẻ của Thiếu tướng Lưu Trọng Lư, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Điện Biên khi bàn về những chủ trương phát triển kinh tế-xã hội gắn với củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Đây là địa bàn có ý nghĩa chiến lược quan trọng nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, có đồng bào 18 dân tộc thiểu số sinh sống và hầu hết là các huyện nghèo, cận nghèo.


Thiếu tướng Lưu Trọng Lư.Ảnh: Tiến Đạt.
 
Giải quyết vấn đề dân tộc để ổn định, phát triển
Phóng viên (PV): Tình hình phát triển kinh tế-xã hội gắn với quốc phòng-an ninh trên địa bàn tỉnh Điện Biên thời gian qua nổi lên những vấn đề gì, thưa đồng chí?
Thiếu tướng Lưu Trọng Lư: Điện Biên có đường biên giới khoảng hơn 400km giáp Lào và Trung Quốc. Toàn tỉnh có 56 vạn người thuộc 19 dân tộc, trong đó đông dân nhất là các dân tộc Mông, Thái, Kinh. Tỉnh có 29 xã biên giới khó khăn, 4 huyện nghèo gồm: Mường Nhé, Tủa Chùa, Mường Ẳng, Điện Biên Đông, các huyện còn lại đều cơ bản cận nghèo. 90% ngân sách của tỉnh phụ thuộc Trung ương. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của cả tỉnh còn hơn 36%, phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ này còn hơn 20% là mức Đảng bộ tỉnh đề ra.
Điều kiện kinh tế khó khăn, địa bàn xa xôi, hiểm trở như vậy và với đặc thù là địa bàn có tỷ lệ đồng bào dân tộc Mông cao trong cả nước nên những năm gần đây, Điện Biên là một trong những địa bàn trọng điểm để các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”. Chúng triệt để lợi dụng sự nghèo đói, dân trí thấp để kích động đồng bào Mông đi theo cái gọi là “vương quốc Mông”. Vấn đề vương quốc Mông được chúng ráo riết thực hiện từ năm 2000 trở lại đây, nổi lên là vụ việc tụ tập gây rối ở Mường Nhé năm 2011.
PV: Thưa đồng chí, được biết, đến nay, tình hình Mường Nhé đã ổn định nhưng các thế lực thù địch vẫn chưa từ bỏ âm mưu chống phá?
Thiếu tướng Lưu Trọng Lư: Sau khi bắt gọn phần lớn “nội các” của cái gọi là Nhà nước Mông tự trị, sau này chúng tôi bắt thêm tên Tráng A Chớ khi tên này chạy trốn. Tráng A Chớ được dựng lên là Chủ tịch Nhà nước Mông. Đến năm 2012, qua đấu tranh chúng tôi đã thu giữ thêm được số súng AK chúng chôn giấu. Tới đây sẽ đưa ra tòa án xét xử công khai Tráng A Chớ.
Mường Nhé bây giờ ổn định nhưng vẫn tiềm ẩn những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, chúng vẫn chưa từ bỏ việc nhen nhóm lại cái gọi nhà nước Mông tự trị. Từ năm 2012 đến nay, sau một số đợt truy quét, chúng tôi bắt thêm 30 đối tượng. Các vụ việc phá rối dù đã được kiểm soát song việc lợi dụng tôn giáo vẫn tiềm ẩn nguy cơ phức tạp. Hiện tượng dựng nhà nguyện trái phép, sinh hoạt tôn giáo chưa đúng pháp luật vẫn còn.
Ưu tiên xây dựng nông thôn mới ở vùng sâu
PV: Để góp phần ổn định tình hình lâu dài, vững chắc, theo đồng chí hiện nay cần tập trung giải quyết những vấn đề gì?
Thiếu tướng Lưu Trọng Lư: Về xử lý vấn đề lợi dụng tôn giáo, ngoài việc vận động nhân dân tự tháo dỡ các cơ sở tôn giáo trái phép, chính quyền đã tăng cường quản lý, tổ chức cho đồng bào có đạo đăng ký sinh hoạt theo các điểm nhóm. Hiện có 4 điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo ở Mường Nhé.
Đối với vấn đề dân tộc, theo tôi để xử lý, điều quan trọng nhất là phải sắp xếp lại các điểm bản, chăm lo giải quyết tốt hơn đời sống của đồng bào dân tộc Mông. Hiện nay, đời sống của đồng bào vẫn nổi lên nhiều “cái nhất” đáng buồn như “sinh sống nơi núi cao nhất với điều kiện địa hình khó khăn phức tạp nhất, điều kiện ăn ở kém nhất, bệnh tật nhiều nhất, tỷ lệ bị lợi dụng tôn giáo nhiều nhất, di cư tự do nhiều nhất, niềm tin hư ảo vào những “miền đất hứa” cao nhất”. Ngoài ra, còn có tỷ lệ đói nghèo nhiều nhất, sinh con đông nhiều nhất… Phải làm sao xóa bỏ được những cái “nhất” này đi. Chính vì niềm tin hư ảo đó nên bao năm nay, dù đã nhiều lần “vỡ mộng” nhưng khi bị các thế lực xấu kích động, lôi kéo, đồng bào vẫn tin theo cái gọi là Nhà nước Mông, vương quốc Mông tự trị.  Chúng tôi đã dần dần giúp đồng bào nhận ra không có cái gọi là “Tổ quốc của người Mông” nào khác ngoài Tổ quốc Việt Nam, phải chăm lo làm ăn.
Một trong những khó khăn nổi cộm đối với đồng bào dân tộc Mông là vấn đề định cư. Bị kẻ xấu kích động những năm qua họ liên tục di cư, hết vào Tây Nguyên lại quay ra Tây Bắc mà không thấy những “miền đất hứa”. Vừa qua, Ðề án sắp xếp, ổn định dân cư, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh huyện Mường Nhé đến năm 2015 (gọi tắt là Ðề án 79) đã được Thủ tướng phê duyệt.
29 điểm bản được sắp xếp, di dân ra nơi ở mới, xây dựng điện, đường, trường, trạm, quy hoạch, bố trí đất sinh hoạt, sản xuất cho dân. Theo tôi đây là hướng đi trúng vì muốn bảo đảm an ninh chính trị lâu dài thì trước hết phải thực hiện đề án sắp xếp ổn định dân cư, không để hiện tượng di cư tự do, dễ bị kẻ xấu lợi dụng.
Cùng với đó, phải tích cực triển khai xây dựng nông thôn mới ở những địa bàn xa xôi, khó khăn. Xây dựng nông thôn mới ở Điện Biên phải tính đến đặc thù, không chỉ quan tâm xây dựng những vùng đồng bằng của Tây Bắc đã có điều kiện, đã đạt được một số tiêu chí mà bỏ ngỏ những nơi chưa đạt tiêu chí nào. Phải tập trung đột phá vào 29 xã biên giới. Nếu cứ soi vào 19 tiêu chí để xây dựng nông thôn mới là rất khó khăn, thậm chí phải đi từ số 0 lên. Nhưng dù đi từ số 0 vẫn phải quyết tâm làm cho được. Mới đây, tôi vinh dự được tham gia đoàn công tác của tỉnh ủy làm việc với Bộ Chính trị, rất mừng là Bộ Chính trị đã nhất trí với giải pháp, cách làm này. Cùng với đề án 79, đề án xây dựng nông thôn mới ở vùng biên giới  với 29 xã được triển khai, chủ yếu ở 3 huyện Mường Nhé, Mường Chà, Nậm Pồ thời gian tới sẽ giúp đời sống đồng bào dân tộc Mông bớt khó, tình hình sẽ ngày càng ổn định và phát triển hơn. Việc củng cố hệ thống chính trị cần được tăng cường hơn nữa. Đặc biệt, phải xây dựng đội ngũ cán bộ xã phải đủ năng lực lãnh đạo, quản lý, gần dân, luôn nắm chắc và kiểm soát tốt tình hình mọi mặt của địa phương.
PV: Xin cảm ơn đồng chí!
NGUYÊN MINH - TRƯỜNG GIANG (thực hiện)  
Nguồn qdnd.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập328
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm325
  • Hôm nay26,110
  • Tháng hiện tại204,677
  • Tổng lượt truy cập90,268,070
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây