Học tập đạo đức HCM

Cảm phục người đàn ông vừa nuôi vợ ung thư, vừa chăm vườn mẫu đạt giải A

Thứ năm - 05/04/2018 06:20
Trong cuộc thi khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu 2017, khu vườn anh Hồ Xuân Hồng, xóm Tân Hòa, xã Thạch Tân, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) xuất sắc giành giải A.

Để đạt được thành quả đó, ít ai biết rằng anh cán bộ tư pháp xã Hồ Xuân Hồng cùng lúc vừa chăm vợ ung thư, chăm con vừa kiến tạo vườn hộ nằm trong top vườn mẫu đẹp nhất tỉnh.  

10 năm chạy chữa ung thư

Trong đợt chấm thi khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu vừa qua, bên cạnh 15 khu dân cư NTM vào chung kết lần 1 còn có 182 vườn mẫu đạt giải. Trong số đó, chúng tôi thực sự ấn tượng khu vườn mẫu của gia đình anh Hồng, cán bộ tư pháp xã 10 năm chăm vợ ung thư nhưng vẫn một tay kiến tạo vườn mẫu đạt giải A toàn tỉnh.

09-07-59_109-07-59_2
Anh tự mình lắp đặt hệ thống bét tưới, lò đốt… để giảm chi phí

Nhắc đến hoàn cảnh gia đình anh Hồ Xuân Hồng có lẽ người dân ở Thạch Tân không ai còn xa lạ gì. Câu chuyện người đàn ông tận tụy chăm vợ ung thư hơn 10 năm khiến nhiều người cảm phục. Trong một lần đưa vợ ra Hà Nội thăm người thân, chị Lĩnh bị đau, anh đưa vợ sang bệnh viện khám thì bất ngờ phát hiện vợ bị ung thư tử cung. Gần 1 năm chị nằm điều trị ở Hà Nội chính là giai đoạn vất vả nhất.

Lúc đó anh vừa đi làm, vừa đi học, cuối tuần bắt xe ra Hà Nội chăm vợ, đầu tuần lại bắt xe về, con cái còn nhỏ lúc thì gửi ông bà ngoại, lúc thì gửi ông bà nội chăm. Đồng lương công chức ít ỏi không đủ trang trải, toàn bộ tài sản có giá trị trong nhà đều tan biến theo căn bệnh của chị.

Do sử dụng tia xạ trong thời gian dài, chị Lĩnh bị vôi hóa cột sống. Anh Hồng tiếp tục vay mượn tiền đưa vợ ra Hà Nội mổ lần nữa. Sau 2 lần mổ chị Lĩnh có thể đi lại bình thường. Thế nhưng, bệnh tật vẫn không chịu buông tha, năm 2010 chị Lĩnh phát hiện căn bệnh ung thư đã di căn sang bàng quang, vài tháng sau lại gãy cột sống.

“Mấy năm trời bệnh tật liên tục đeo bám, gia đình tôi gần như kiệt quệ cùng một đống nợ ngân hàng. Đã có lúc chán nản nhưng nghĩ đến 2 đứa con còn nhỏ tôi lại gắng gượng. Đến giờ nghĩ lại, không hiểu tôi đã vượt qua giai đoạn đó bằng cách nào nữa”, anh cười.

Sau nhiều lần chữa trị, chị Lĩnh có thể đi lại được nhưng không thể làm được việc nặng. Mọi việc trong nhà chủ yếu do một tay anh Hồng lo liệu. Chị Nguyễn Thị Hà, cán bộ phụ nữ xóm Tân Hòa cho biết: “Gia đình anh Hồng là một trong những gia đình tiêu biểu, rất tích cực trong phong trào xây dựng NTM. Đặc biệt, anh Hồng là người rất chăm chỉ, vừa làm công việc xã hội, vừa chăm vợ con, vừa xây dựng khu vườn xanh – sạch – đẹp”.  

Vườn mẫu giải A toàn tỉnh

Đến thăm khu vườn mẫu của gia đình anh Hồng (xóm Tân Hòa, xã Thạch Tân) cảm nhận đầu tiên của chúng tôi là sự thoải mái, sạch sẽ, thoáng đãng. Toàn bộ khu vườn gần 2.000m2 được bố trí bài bản, khoa học và rất bắt mắt. Để có được khu vườn như thế, hầu như toàn bộ thời gian sau giờ làm anh đều giành chăm lo vườn tược.

09-07-59_3
Anh thường tự chế các loại thuốc dụ côn trùng đảm bảo nguồn rau sạch

Thời điểm mới bắt tay xây dựng, không ai nghĩ khu vườn tạp chỉ có tre và tro lại có ngày được quy hoạch đẹp mắt đến thế. “Lúc đầu, xã không chọn vườn tôi làm vườn mẫu bởi thấy hoàn cảnh gia đình vợ đau ốm, tôi đi làm cả ngày không có ai chăm sóc vườn tược. Sau khi xem quy định xây dựng vườn hộ của tỉnh và học hỏi trên ti vi, tôi bắt đầu lên kế hoạch cải tạo vườn”, anh Hồng chia sẻ.

Việc đầu tiên trong kế hoạch cải tạo khu vườn là quy hoạch khu trồng rau màu, khu chăn nuôi, khu vệ sinh hợp lý. Khu vườn đủ các giống ổi, vải, thanh long, nhãn lồng Hưng Yên, bưởi da xanh, bưởi Phúc Trạch… được anh sưu tầm về trồng. Dưới cây ăn quả trồng xen bầu, bí, rau gia vị… ngoài ra có khoảng 300m2 trồng các loại rau màu như mồng tơi, rau dền, xà lách tím Đà Lạt… Khu chăn nuôi được anh xây dựng phía sau để nuôi gà, thỏ, bồ câu…

“Trong quá trình làm, thấy cái nào chưa hợp lý là tôi thay đổi ngay đến khi thấy vừa mắt mới thôi. Các giống cây đưa về trồng phải vừa đẹp vườn vừa có giá trị kinh tế, kể cả rau cũng vậy”, anh chia sẻ.

Điều đặc biệt trong khu vườn của anh Hồng là hai giỏ đựng rác để phân loại rác hữu cơ và rác vô cơ. Phía cuối vườn anh xây dựng lò đốt rác, bên cạnh là hố phân vi sinh để xử lý rác thải. Với việc này, có thể giảm chi phí xử lý rác thải vừa làm phân bón cho cây trồng ngay tại vườn.

“Khi bắt tay xây dựng khu vườn này khó khăn lớn nhất là kinh tế. Lúc đầu tôi vay mượn của anh em cải tạo vườn, sau đó cứ thu hoạch được đồng nào lại đầu tư quay vòng trong vườn, xây dựng và mua thêm giống cây khác về trồng. Làm vườn chủ yếu là nhờ tiền công, cái gì mình làm được thì tự làm để giảm chi phí như hệ thống béc tưới trong vườn, xây dựng lò đốt, tường rào… tôi đều học hỏi rồi tự làm. Hiện nay khu vườn này cho thu nhập xấp xỉ khoảng 200 triệu đồng/năm”, anh phấn khởi.

Khi chúng tôi thắc mắc một mình anh vừa là công chức xã, vừa chăm vợ ốm lại có thể xây dựng khu vườn bài bản thế này, anh Hồng cười: “Bí quyết là thức dậy từ lúc 5 giờ sáng làm đến 7 giờ đi làm, chiều đi làm về lại ra vườn cuốc cuốc xới xới đến khi ăn cơm tối, ngày nghỉ cuối tuần đều “đứng ngoài vườn” cả. Thu hoạch xong vợ đưa ra chợ bán, mỗi ngày thu về từ 200 - 300 ngàn. Khi xây dựng vườn mẫu chỉ nghĩ cho đẹp và sạch vườn, vừa có thêm thu nhập chứ không nghĩ đến đi thi và được giải”.
Theo Tâm Đan/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập327
  • Hôm nay44,711
  • Tháng hiện tại819,989
  • Tổng lượt truy cập91,993,718
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây