Học tập đạo đức HCM

Cử nhân văn thành triệu phú nhờ nuôi thỏ

Thứ hai - 27/03/2017 04:33
Ra trường với tấm bằng loại ưu, Trần Thanh Cần bỏ dở đam mê văn chương để theo đuổi giấc mơ làm giàu từ nuôi thỏ trên quê hương mình.

Trong trang trại thỏ hơn 400 m2, Trần Thanh Cần (28 tuổi) ở xã Sơn Phú, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh loay hoay cho đàn thỏ con mới sinh vài tuần tuổi ăn.

Dẫn chúng tôi dạo một vòng trang trại với hơn 400 con thỏ nái, Cần kể về cơ duyên đến với nghề. Từ nhỏ Cần đam mê văn chương, niềm đam mê và kiến thức thơ ca giúp anh đậu vào khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Huế. 

Trong một lần bạn rủ tới thăm mô hình nuôi thỏ ở Huế, thấy thỏ mang lại hiệu quả kinh tế cao, thích thú, Cần nuôi ước mơ trở thành ông chủ một trại thỏ ở quê hương.

Cu nhan van thanh trieu phu nho nuoi tho hinh anh 1

Từ bỏ đam mê văn chương, Cần trở về làm giàu với trại thỏ của mình. Ảnh: Phạm Trường.

Năm 2012, ra trường với tấm bằng loại ưu, nhưng ước mơ làm giàu từ những chú thỏ con vẫn mãi trong suy nghĩ Cần. Có trong tay 15 triệu đồng dành dụm từ học bổng và công việc làm thêm hồi đại học, Cần trở về quê và quyết định đầu tư hết vào làm chuồng trại rồi bắt xe ra Hà Nội mua 11 con thỏ New Zealand về nuôi thử.

Chỉ sau thời gian ngắn, toàn bộ số thỏ vừa nuôi cứ chết dần không lý do. Sau khi tìm hiểu kỹ, Cần hiểu rằng nuôi thỏ không hề đơn giản mà cần rất có kỹ thuật, kinh nghiệm.

Thấy con trai thất bại, bố mẹ nhiều lần khuyên anh từ bỏ chọn con đường khác “sạch sẽ”, phù hợp với chuyên ngành đã học. Không chịu đầu hàng, với quyết tâm và đam mê của mình, Cần thuyết phục bố mẹ cho vay vốn mở trại trên diện tích 400 m2 và mua thỏ địa phương nuôi lấy thịt, tiếp tục nghiên cứu thêm tập tính giống loài này.

Bắt tay vào giống nuôi mới, lần này thay vì làm chuồng bằng gỗ, Cần chuyển sang làm chuồng sắt để tránh mối mọt và tạo nấm như gỗ. Anh còn dùng thêm đệm lót sinh học giúp kiểm soát tốt chất thải để cách ly mầm bệnh. Thức ăn cho thỏ anh chỉ dùng lá mít, lá chuối, cỏ voi… và các phế phẩm nông nghiệp.

Sau 3 tháng chăm bẵm, 60 con thỏ thương phẩm cũng được xuất bán và mang về số lãi hơn 20 triệu đồng. Với mong muốn nhân rộng đàn, Cần tìm hiểu thêm kiến thức chăn nuôi thỏ giống qua mạng, học hỏi kinh nghiệm những chủ trang trại lớn từ nhiều nơi.

Đầu năm 2013, anh đầu tư hơn 30 triệu đồng ra Ninh Bình mua 50 cặp thỏ nái New Zealand về nuôi. Để có tiền đầu tư, ngoài công việc thường ngày Cần xin làm thêm phụ hồ để kiếm tiền mua thức ăn cho thỏ và nâng cấp chuồng trại.

Một năm sau đó, mỗi cặp thỏ nái cho ra 5 lứa thỏ con, nhân số lượng trong chuồng có lúc lên đến 2.000 con.

Cu nhan van thanh trieu phu nho nuoi tho hinh anh 2

Với trại gần 400 thỏ nái, mỗi năm anh thu về hàng trăm triệu đồng. Ảnh: Phạm Trường.

 

 

“Thỏ sinh sản khá nhanh, mỗi cặp bố mẹ mỗi lứa đẻ từ 5 đến 10 con. Thỏ con sau khi nuôi 3 tháng sẽ bán thịt với giá 100.000-110.000 đồng/kg. Với thỏ giống mỗi con bán với giá từ 120.000-140.000 đồng/kg”, Cần cho hay.

Không dừng lại ở đó, Cần tiếp tục mở rộng chăn nuôi bằng việc đưa giống thỏ chất lượng đến với nông dân trong vùng. Anh còn mở thêm xưởng cơ khí, tự tay làm chuồng thỏ bằng sắt, bán thỏ giống cho người nuôi. Anh còn tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, phòng bệnh… rồi thu mua lại thỏ thương phẩm hoặc thỏ giống cho người dân.

Hiện mỗi năm trại anh xuất ra thị trường 110.000-20.000 con giống và 2 tấn thỏ thịt, thu về hàng trăm triệu đồng. Cần còn là cán bộ kỹ thuật, thu mua sản phẩm thỏ thịt phụ trách huyện Hương Sơn cho một công ty thực phẩm Hà Nội. Anh tạo công ăn việc làm cho 5 lao động ở địa phương với mức lương từ 3 - 5 triệu đồng/tháng.

Không chỉ được biết đến là ông chủ trại thỏ tiền tỷ, Cần còn là một phó bí thư đoàn xã năng nổ, giúp bao người trẻ học tập và phát triển kinh tế trên chính mảnh đất quê hương.

Theo Phạm Trường/news.zing.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập220
  • Hôm nay62,804
  • Tháng hiện tại893,531
  • Tổng lượt truy cập92,067,260
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây