Học tập đạo đức HCM

Hàng ngàn hộ nghèo được quỹ tín dụng "bơm" vốn phát triển sản xuất

Thứ sáu - 19/10/2018 21:28
32 quỹ tín dụng nhân nhân (TDND) trên địa bàn Hà Tĩnh đều thể hiện sự chuyên nghiệp hóa trong quá trình hoạt động. Với tổng dư nợ đạt gần 2.115 tỷ đồng, Quỹ TDND thực sự là “bà đỡ” cho các mô hình kinh tế.

Hoạt động chuyên nghiệp

Quỹ TDND xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên) ra đời năm 2002. 16 năm hình thành và phát triển, quỹ đã thể hiện rõ sự chuyên nghiệp trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. 12 cán bộ, nhân viên hầu hết đã qua đào tạo bài bản, trụ sở khang trang, thiết bị hiện đại cùng các dịch vụ tiện ích đã mang đến sự hài lòng cho quý khách hàng.

Hàng ngàn hộ nghèo được quỹ tín dụng “bơm” vốn phát triển sản xuấtHiện tổng nguồn vốn của Quỹ TDND xã Cẩm Thành gần 143 tỷ đồng, dư nợ gần 130 tỷ đồng

Bà Dương Thị Huyền – Giám đốc Quỹ TDND xã Cẩm Thành cho biết: “Chúng tôi đã triển khai các dịch vụ hiện đại, đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp như chuyển tiền điện tử trong nước, chi trả ngoại tệ. Đến thời điểm này, tổng nguồn vốn của quỹ đạt gần 143 tỷ đồng, dư nợ gần 130 tỷ đồng với 1.200 khách hàng đang vay vốn. Ngoài trụ sở chính, tháng 5/2017, quỹ còn thành lập phòng giao dịch tại xã Cẩm Thạch và đang thành lập phòng giao dịch tại xã Cẩm Vịnh. Nhờ đó, nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên".

Hàng ngàn hộ nghèo được quỹ tín dụng “bơm” vốn phát triển sản xuấtLiên minh HTX tỉnh phối hợp Trường Đại học Vinh mở lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ Quỹ TDND

Không chỉ Quỹ TDND xã Cẩm Thành, hoạt động của 31 quỹ TDND còn lại đều thể hiện tính chuyên nghiệp cao. Nhìn chung, các quỹ đã thực hiện tốt công tác huy động vốn, cho vay phục vụ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Ngoài ra, các đơn vị còn tập trung cải cách thủ tục hành chính theo hướng minh bạch, đơn giản hóa; chú trọng các dịch vụ gia tăng tiện ích cho khách hàng.

Đặc biệt, quy mô quỹ TDND không ngừng mở rộng, địa bàn hoạt động từ 2 – 3 xã. Từ đây, quỹ vừa tăng thành viên, nguồn vốn và có động lực nâng cao chất lượng dịch vụ. Trong đó phải kể đến các đơn vị điển hình như: Quỹ liên xã Thiên - Vượng (Can Lộc), Quỹ Trung – Hạ - Nguyễn Du (TP. Hà Tĩnh), Quỹ Giang – Đồng – Tiến (huyện Kỳ Anh), Quỹ Kỳ Anh (TX. Kỳ Anh)…

"Bà đỡ” cho hàng nghìn mô hình kinh tế

Nhiều năm qua, HTX Thu mua và chế biến thủy hải sản Trung Khang (xã Kỳ Khang – Kỳ Anh) là đối tác quen thuộc của Quỹ TDND liên xã Khang Thọ. Bà Trần Thị Hà – Giám đốc HTX phấn khởi: “Đã nhiều lần chúng tôi tiếp cận Quỹ TDND vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh. Với hàng trăm triệu đồng được vay, HTX có cơ hội để mở rộng ngành nghề thu mua, chế biến thủy hải sản. Đến nay, doanh thu của HTX đạt trên 5 tỷ đồng/năm, lợi nhuận trên 500 triệu đồng”.

Hàng ngàn hộ nghèo được quỹ tín dụng “bơm” vốn phát triển sản xuấtHTX Thu mua và chế biến thủy hải sản Trung Khang (xã Kỳ Khang – huyện Kỳ Anh) là đối tác quen thuộc của Quỹ TDND liên xã Khang - Thọ

Quỹ TDND liên xã Cương Gián (Nghi Xuân) nhiều năm liền là đơn vị dẫn đầu khối Quỹ TDND toàn tỉnh. Tổng nguồn vốn hiện nay của đơn vị đạt trên 270 tỷ đồng, tổng dư nợ trên 230,2 tỷ đồng. Ông Nguyễn Văn Trính – Chủ tịch HĐQT Quỹ TDND Liên xã Cương Gián nhớ lại: “Cách đây hàng chục năm về trước, cuộc sống người dân miền biển còn nghèo khó. Quỹ TDND đã "bơm" vốn cho người dân đầu tư phát triển kinh tế biển, chăn nuôi, xuất khẩu lao động... Đến nay, đời sống người dân tương đối khá giả, quỹ lại huy động được dòng tiền nhàn rỗi để tiếp sức cho các mô hình kinh tế trong và ngoài xã".

Hàng ngàn hộ nghèo được quỹ tín dụng “bơm” vốn phát triển sản xuấtHệ thống Quỹ TDND Hà Tĩnh có 43.612 thành viên, tổng nguồn vốn đạt gần 2.369 tỷ đồng, tổng dư nợ gần 2.115 tỷ đồng

Tính đến thời điểm này, hệ thống quỹ TDND Hà Tĩnh có 43.612 thành viên tham gia, tổng nguồn vốn đạt gần 2.369 tỷ đồng, tổng dư nợ gần 2.115 tỷ đồng. Ông Nguyễn Ngọc Hùng – Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh khẳng định: “Hệ thống quỹ TDND hoạt động đều tay và hiệu quả. Với lợi thế sát dân, gần dân, quỹ dễ dàng nắm bắt tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn. Từ đó, một mặt hỗ trợ người dân vay vốn, mặt khác tư vấn, định hướng hình thành, phát triển các mô hình kinh tế dựa trên tiềm năng, thế mạnh vùng miền. Nhờ nguồn vốn vay của quỹ, đã có hàng nghìn mô hình kinh tế ra đời, phát huy tiềm năng, khẳng định hiệu quả. Ngoài ra, người dân còn vay vốn phục vụ xuất khẩu lao động, đầu tư xây dựng nhà ở, hạ tầng, nâng cao chất lượng cuộc sống".

Theo Thu Phương/Bao Ha Tinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập960
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại752,697
  • Tổng lượt truy cập93,130,361
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây