Học tập đạo đức HCM

Kế hoạch hóa gia đình để cải thiện chất lượng cuộc sống

Thứ hai - 10/07/2017 20:54
“Kế hoạch hóa gia đình: Nâng cao vị thế con người và phát triển đất nước phồn vinh” - chủ đề của ngày Dân số thế giới năm nay thêm một lần nữa khẳng định, đầu tư vào công tác KHHGĐ chính là đầu tư nhằm cải thiện sức khỏe, góp phần thực hiện các quyền cho phụ nữ, các cặp vợ chồng trên toàn thế giới. Sự đầu tư này góp phần tạo động lực thúc đẩy quá trình phát triển.

Công tác DS-KHHGĐ luôn được xác định là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước. Chính vì thế, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, luật pháp quan tâm toàn diện đến công tác DS-KHHGĐ. Tại Hà Tĩnh, với sự tham mưu của ngành dân số, công tác DS-KHHGĐ đã được cụ thể hóa bằng những văn bản, nghị quyết phù hợp với tình hình ở địa phương.

Ông Đường Công Lự - Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho biết: “Nguồn kinh phí trung ương bị cắt giảm và chậm trễ khiến công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Nhưng, bám sát nghị quyết của tỉnh trong tham mưu bố trí kinh phí, chủ động thời gian nên công tác DS-KHHGĐ, cụ thể là chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ và các chương trình, đề án đã được triển khai ở khắp các xã, phường trên địa bàn Hà Tĩnh. Đây cũng là hoạt động thúc đẩy việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người dân về công tác KHHGĐ”.

Người dân trên địa bàn được đảm bảo các quyền lợi như: Quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản, cung cấp các dịch vụ, thông tin, kiến thức về DS-KHHGĐ; quyền được lựa chọn các biện pháp tránh thai phù hợp; được quyết định thời gian, khoảng cách giữa các lần sinh. Phương pháp tiếp cận dựa vào quyền của người dân đã giúp Hà Tĩnh đạt được những kết quả ban đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ. Việc trao quyền và nâng cao vị thế là cơ sở giúp hàng trăm ngàn phụ nữ trên địa bàn có thể ra quyết định thực hiện quy mô gia đình có 1 hoặc 2 con; thời gian sinh con phù hợp để đảm bảo việc học tập, làm việc.

Cải thiện chất lượng cuộc sống

Mặc dù còn nhiều khó khăn trong công tác giảm sinh, nhưng thực tế cho thấy, sự kiên trì của ngành dân số và việc đầu tư vào công tác KHHGĐ của tỉnh đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dân số, tăng tiềm năng kinh tế của từng địa phương. Hà Tĩnh đang trong thời kỳ dân số vàng - tỷ lệ dân số phụ thuộc (dân số trẻ em và người cao tuổi) nhỏ hơn dân số trong độ tuổi lao động, đã tạo ra một lợi thế về kinh tế. Sự kết hợp giữa tăng số lượng người lao động tạo ra thu nhập và giảm tỷ lệ dân số phụ thuộc, cộng thêm các chính sách phù hợp là cơ sở thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của địa phương.

Mức độ xã hội hóa các KHHGĐ ngày càng cao làm cho việc thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ phủ kín trong toàn dân. Hàng ngàn cặp vợ chồng đã tự nguyện lựa chọn phấn đấu thực hiện mô hình gia đình 2 con để nâng cao chất lượng cuộc sống. Tỷ suất sinh thô giảm xuống còn 15,58‰, tỷ lệ sinh trên 2 con hơn 22%; tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại gần 65%... Đó thực sự là những con số có ý nghĩa lớn, thể hiện công tác DS-KHHGĐ từ bị động chuyển sang chủ động, từ số lượng nhiều, chất lượng thấp sang số lượng ít, chất lượng cao.

Anh Phạm Bá Quyền - Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ Thạch Hà cho biết: “Từ tình hình thực tế của địa phương cho thấy, thành tựu trong công tác KHHGĐ đang tác động theo hướng tích cực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. Đó là trẻ em được nuôi dạy tốt hơn, các bậc cha mẹ, đặc biệt là chị em phụ nữ ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa có cơ hội nâng cao sức khỏe, tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị - xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo và áp lực dân số lên hệ thống giáo dục, y tế… giảm đáng kể”.

Hà Tĩnh đang từng bước chuyển đổi trọng tâm chính sách dân số từ KHHGĐ sang dân số và phát triển, từ quá trình ổn định quy mô đến nâng cao chất lượng dân số. Bức tranh mang màu sắc tươi vui ấy đã được thể hiện rõ nét ở chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
                                                                                                                                                                                                                                                                                                  Theo Anh Thư/báo Hà Tinh.vn

 Tags: đầu tư

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập295
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm293
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại875,898
  • Tổng lượt truy cập92,049,627
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây