Học tập đạo đức HCM

Mát ngọt những vườn cam Vietgap ở Vũ Quang

Thứ ba - 16/10/2018 19:03
Qua thử nghiệm, đến nay, mô hình trồng cam VietGap ở thôn Thanh Bình, xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang đã phát huy hiệu quả, đem đến những tín hiệu vui cho những người trồng cam miền sơn cước Hà Tĩnh.

Mát ngọt những vườn cam Vietgap ở Vũ Quang
Dự kiến, năm nay vườn cam trồng theo mô hình Vietgap 1 ha của anh Nguyễn Trọng Hào sẽ cho sản lượng 16 tấn, mang về nguồn thu khoảng 600 - 700 triệu đồng...

Hiện nay, anh Nguyễn Trọng Hào ở thôn Thanh Bình, xã Đức Lĩnh (Vũ Quang) đang có 2 ha cam, trong đó có 1 ha trồng cam theo mô hình Vietgap đã cho sản phẩm mấy năm gần đây.

Nhờ được định hướng trong lựa chọn cây giống, hỗ trợ phân bón, hướng dẫn chăm sóc đúng quy trình nên vườn cam của gia đình anh phát triển rất tốt, cho quả sai và ngọt. Năm ngoái, từ vườn cam này, gia đình anh đã có thu trên 500 triệu đồng và năm nay dự báo sẽ cao hơn vì sản lượng ước tính đạt khoảng 16 tấn...

Mát ngọt những vườn cam Vietgap ở Vũ Quang
Thực tế cho thấy, mấy năm gần đây, các đồi cam trồng theo mô hình Vietgap ở thôn Thanh Bình, xã Đức Lĩnh luôn sai quả, người làm vườn phải đóng cọc, buộc dây để khỏi gãy cành...

Hiệu quả và giá trị kinh tế từ cây cam của gia đình anh Hào cũng là điểm chung của các hộ khác tham gia trồng cam Vietgap trong thôn. Và nó cũng đã phần nào khẳng định được hiệu quả từ mô hình trồng cam “sạch” ở vùng đất được đánh giá nhiều lợi thế nhất để phát triển cây cam.

Ngoài diện tích vườn đồi rộng lớn, điều kiện đất đai, thổ nhưỡng phù hợp thì người dân nơi đây còn có kinh nghiệm, hăng say lao động sản xuất và niềm đam mê đặc biệt đối với loài cây đặc sản này. Quả cam có nguồn gốc từ nơi đây luôn được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh đón nhận...

Mát ngọt những vườn cam Vietgap ở Vũ Quang
Anh Nguyễn Tiến Hoàng bên vườn cam trĩu quả

Tuy nhiên, do điều kiện sản xuất chưa phát triển, ý thức xây dựng sản phẩm vùng chưa cao nên người dân nơi đây chưa thực sự chú trọng đến công tác lựa chọn nguồn giống, bảo vệ sâu bệnh, chăm sóc cây trồng, bảo quản sản phẩm, thị trường tiêu thụ. Điều này dẫn đến nhiều sâu bệnh gây hại, sản phẩm khó tiêu thụ và dẫu đất đẹp, cam ngon, người trồng kinh nghiệm nhưng vẫn không phát huy được lợi thế trên thị trường...

Trước tình hình đó, cách đây gần 3 năm, 10 hộ đi tiên phong trong lĩnh vực trồng cây ăn quả có múi trên địa bàn đã mạnh dạn đầu tư, hợp tác để trồng cam sạch với tổng diện tích 10 ha. Trong số này, có những người còn khá trẻ nhưng đã có kinh nghiệm hơn 6 năm trồng cam và luôn tâm huyết với sản phẩm đặc trưng của vùng.

Dẫu thời điểm bắt đầu thực hiện có nhiều khó khăn nhưng mọi người đều nêu cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm làm ra những sản phẩm tốt nhất, được thị trường ưa chuộng nhất. Vì vậy, có những hộ đã dám đầu tư nhiều, quy mô lớn, cho hiệu quả cao như hộ anh Nguyễn Công Thành, Nguyễn Trọng Thân, Nguyễn Trọng Hào....

.Mát ngọt những vườn cam Vietgap ở Vũ Quang
Cam trồng theo mô hình Vietgap ở Thanh Bình cho quả to, đẹp, chất lượng ngon, được thị trường ưa chuộng.

Anh Nguyễn Tiến Hoàng - một trong những thành viên tích cực nhất của mô hình “Thâm cạnh vườn cam đạt tiêu chuẩn Vietgap” của thôn Thanh Bình thông tin: “Thực hiện trồng cam theo mô hình Vietgap, ngoài được hỗ trợ 5-7 tạ phân chuồng/ha thì các thành viên đã ý thức hơn trong lựa chọn cây giống, thực hiện quy trình chăm sóc, tích cực ứng dụng KHKT vào các khâu, chú trọng đến tưới tiêu và sử dụng phế phẩm sinh học.

Nhờ vậy, năng suất các hộ trồng thông thường chỉ đạt từ 10-12 tấn/ha thì các thành viên trong tổ đã đạt mức 14-16 tấn/ha. Các vườn cam Vietgap không xuất hiện sâu bệnh, quả to và bóng, cây xanh tốt...”

Theo Dũng Tuệ/Bao Ha Tinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập306
  • Hôm nay43,614
  • Tháng hiện tại818,892
  • Tổng lượt truy cập91,992,621
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây