Học tập đạo đức HCM

Nghị định 36: “Phao” cứu người nuôi cá tra

Chủ nhật - 27/07/2014 09:58
Trong những năm qua, cá tra Việt Nam tuy “một mình một chợ” nhưng luôn xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán giữa các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu. Vì vậy, các nhà quản lý tin rằng, việc ra đời Nghị định số 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra, một trật tự mới sẽ được thiết lập cho ngành này.

Tại tọa đàm Triển khai Nghị định số 36/2014/NĐ-CP và góp ý dự thảo thông tư hướng dẫn Nghị định 36 tổ chức tại TPHCM vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) cho biết, đây là lần đầu tiên Việt Nam có một nghị định liên quan đến cá tra mà mục đích chính là nâng cao chuỗi giá trị sản xuất từ nuôi đến chế biến và xuất khẩu. Vì thế, để Nghị định 36 mang lại giá trị khi có hiệu lực thì cần phải có thông tư và những văn bản khác có liên quan để triển khai.

Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NNPTNT, cho rằng Nghị định 36 sẽ phát huy lợi thế và tiềm năng của các địa phương, phù hợp với khả năng tiêu thụ cá tra trên thị trường trong và ngoài nước.

Theo đó, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long thống nhất trong vòng 2 năm tới, quy hoạch theo hướng không tăng diện tích và sản lượng, mà mở rộng thị trường, tận dụng lợi thế điều kiện tự nhiên và hạ tầng, ưu tiên đưa vào quy hoạch vùng nuôi hiện có, vùng có điều kiện hạ tầng tốt.

Nghị định cũng đặt ra thời hạn đến cuối năm 2015, các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải áp dụng và chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản theo VietGap (thực hành nông nghiệp tốt) hoặc chứng chỉ quốc tế như GlobalGap, ASC… phù hợp quy định của pháp luật Việt Nam.

Để triển khai nghị định, thời gian tới, Bộ NNPTNT sẽ ban hành thông tư hướng dẫn, trong đó, đề cập đến những vấn đề cụ thể về quy hoạch vùng nuôi, cấp mã số cho cơ sở nuôi cá tra cũng như  xác nhận đăng ký nuôi cá tra thương phẩm, kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm trong chế biến, xuất khẩu thủy sản và hướng dẫn cách đăng ký hợp đồng xuất khẩu.

Ông Nguyễn Văn Kịch, Tổng giám đốc Công ty cổ phần thủy sản CAFATEX, cho rằng việc ra đời Nghị định 36 sẽ giúp ngành cá tra thiết lập lại vị trí mới, tránh những tình trạng tranh mua, tranh bán giữa các doanh nghiệp với nhau như thời gian qua.

Thực tế, trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp lo ngại một khi Nghị định 36 có hiệu lực thì sẽ khiến doanh nghiệp giảm lượng cá tra xuất khẩu. Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho biết, khi soạn thảo Nghị định 36, Bộ NNPTNT đã lường trước được tình trạng sản lượng xuất khẩu cá tra trong vài năm tới đây sẽ giảm và nhưng sau đó sẽ có sự tăng trưởng trở lại khi mọi thứ đã đi vào hoạt động theo đúng quy trình mà Nghị định đặt ra.

Theo đại diện Hiệp hội thủy sản Vĩnh Long, những năm qua, người nuôi cá tra khi đến thời điểm thu hoạch khá vất vả vì các doanh nghiệp thường chần chừ không mua. Vì thế, bắt buộc người nuôi phải tiếp tục nuôi, đến khi cá có kích thước lớn, không phù hợp với việc làm fillet, thì doanh nghiệp lại lấy cớ để ép giá.

 “Mấy năm qua, giá xuất khẩu cá tra của doanh nghiệp cứ giảm dần, nông dân thì treo ao vì thua lỗ, do đó, đã đến lúc chúng ta chấp nhận sàng lọc lại để ngành cá tra phát triển ổn định. Và Nghị định 36 là một trong những cái phao giúp người nuôi cá có thể bám vào để tránh bị ép giá”, ông Hồ Văn Vàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội thủy sản Vĩnh Long nói.

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tùng, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (Bộ NNPTNT), cho rằng không có một Nghị định hay một thông tư hướng dẫn nào hoàn hảo và trọn vẹn cho các bên có liên quan được. Vì thế, theo ông Tùng, cứ thực hiện theo những điều khoản có trong Nghị định 36, và trong thời gian tới, điều khoản nào chưa phù hợp với thực tế tình hình sản xuất kinh doanh thì sẽ điều chỉnh lại cho phù hợp.

Vũ Hạ
Theo chinhphu.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập87
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm82
  • Hôm nay25,033
  • Tháng hiện tại418,235
  • Tổng lượt truy cập83,474,230
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây