Học tập đạo đức HCM

Sẽ tập trung cho xóa đói giảm nghèo và nông thôn mới

Thứ bảy - 02/11/2013 05:14
Về lâu dài, 14 chương trình mục tiêu quốc gia sẽ được lồng ghép vào 2 chương trình trọng điểm.

 

Sáng 2/11, thảo luận tại Hội trường về sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 – 2015, các đại biểu Quốc hội cho rằng, bước đầu nhiều chương trình đã có hiệu quả, góp phần giúp đất nước đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ vào năm 2015. Tuy nhiên, nhiều đại biểu cũng khẳng định, đầu tư cho các chương trình này không nên dàn trải mà cần đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.

Đại biểu Âu Thị Mai, đoàn Tuyên Giang cho biết, qua giám tại địa phương, đoàn Quốc hội Tuyên Quang nhận thấy, sau 3 năm triển khai, nhiều chương trình đạt hiệu quả thấp; chất lượng, tính bền vững chưa cao do đầu tư dàn trải. Nhiều chương trình xây dựng mục tiêu, định hướng quá lớn trong khi nguồn vốn thấp; các địa phương không cân đối được ngân sách, huy động vốn hạn chế, nhất là miền núi do đó khó đạt chỉ tiêu, cụ thể như chương trình nước sạch, nông thôn mới, dạy nghề cho lao động nông thôn… 

Đại biểu Danh Út, đoàn Kiên Giang thừa nhận, hầu như 16 chương trình mục tiêu quốc gia đến năm 2015 có thể không đạt chỉ tiêu như Nghị quyết Quốc hội đề ra. Do đó, đại biểu đề nghị giữ nguyên danh mục các chương trình song thu gọn lại dự án; các mục tiêu không cần thiết thì cắt giảm, để dành kinh phí cho xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

“Nếu tập trung vào 2 chương trình này, những người sống ở nông thôn, miền núi, khó khăn sẽ được hưởng thụ, như thế cả con cá lẫn cần câu đến được người nghèo”, ông Danh Út khẳng định.

Để những chương trình này mang lại hiệu quả như Nghị quyết Quốc hội đề ra, đại biểu Âu Thị Mai đề nghị Chính phủ cần cân nhắc, trong điều kiện kinh tế đất nước hiện nay, nên ưu tiên cho những dự án trọng điểm, thiết thực tới đời sống người nghèo, vùng núi cũng như có đánh giá cụ thể hiệu quả của các chương trình.

Đại biểu Danh Út kiến nghị: Đối với một số chương trình sử dụng vốn sự nghiệp, đề nghị chuyển sang chi thường xuyên của các Bộ, ngành và địa phương. Chính phủ giao ngân sách cho địa phương chủ động phân bổ và quy hoạch nguồn lực. Chính phủ cũng cần ban hành quy chế quản lý điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia thay thế cơ chế cũ, với tinh thần giao kế hoạch hàng năm sang giao trung hạn; quy định rõ cơ chế xử lý nguồn vốn để địa phương lồng ghép với nguồn vốn địa phương, tập trung dứt điểm theo từng năm.

Theo đại biểu Bùi Thị An, đoàn Hà Nội cho biết, điều quan trọng là làm sao phải tránh thất thoát, lãng phí trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia. “Người dân, các tổ chức chính trị xã hội phải được quyền giám sát. Tôi đề cao tính minh bạch, bởi không minh bạch thì sẽ không làm được gì cả” – bà Bùi Thị An khẳng định.

Về lâu dài, đại biểu Bùi Quang Vinh, đoàn Lai Châu, Bộ trưởng Kế hoạch - đầu tư cho biết, sau năm 2015, sẽ có tổng kết, đánh giá về các chương trình này. Theo đó, chương trình cho giai đoạn tiếp theo (2016 – 2020) sẽ thay đổi theo hướng lồng ghép 14 chương trình vào 2 chương trình xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới, bởi đây là 2 chương trình xuyên suốt, trọng điểm và hầu như gắn với các chương trình khác.

Ông Bùi Quang Vinh cũng đề nghị thay đổi quy chế quản lý theo hướng giao quyền và trách nhiệm cao hơn cho địa phương./.

Lại Thìn
Nguồn vov.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập113
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm112
  • Hôm nay26,229
  • Tháng hiện tại435,836
  • Tổng lượt truy cập83,491,831
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây