Học tập đạo đức HCM

Văn hóa xin lỗi và trách nhiệm công chức

Thứ hai - 02/07/2012 22:04
Sai với dân thì phải xin lỗi, việc ấy không có gì xấu hổ mà là một cử chỉ rất văn hóa - văn hóa xin lỗi của cán bộ, công chức.


Công chức giải quyết thủ tục hành chính mà trễ hẹn trả kết quả cho dân và doanh nghiệp từ 2 lần trở lên phải xin lỗi công dân bằng văn bản, nếu không có lý do chính đáng, sẽ bị kỷ luật hoặc thay đổi vị trí công tác - Đó là quy định mới nhất của thành phố Đà Nẵng, được dư luận đánh giá cao vì sẽ góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ công chức trong giải quyết công việc.

 Thực ra, việc bắt buộc công chức phải xin lỗi dân nếu làm sai hoặc trễ hẹn quá 2 lần chỉ là một phần trong Quyết định 4503 của UBND thành phố Đà Nẵng, quy định về việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.

 Thành phố Đà Nẵng nghiêm cấm việc đặt ra thủ tục hành chính tùy tiện để vận động thu tiền của dân ngoài quy định, thu vượt mức phí, lệ phí cho phép hoặc thực hiện các giao dịch khác. Những hồ sơ không giải quyết được do không hợp pháp, hợp lệ thì công chức phải trả lại cho dân không quá 2 ngày kể từ khi nhận, kèm theo văn bản thông báo rõ lý do.

Nếu công chức giải quyết hồ sơ chậm hơn thời gian quy định thì phải có văn bản giải thích, xin lỗi công dân, tổ chức; nếu vi phạm từ 2 lần trở lên mà không có lý do chính đáng thì tùy theo mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc thay đổi công tác.

 Với một địa phương có mức độ hài lòng của dân và doanh nghiệp đối với dịch vụ công đạt từ 74% - 98% như thành phố Đà Nẵng, thì việc ban hành một quyết định về công tác cải cách thủ tục hành chính như vừa nêu, chứng tỏ lãnh đạo thành phố này không lơ là trong việc sửa mình để làm hài lòng dân. Mà cụ thể nhất là nâng cao tinh thần trách nhiệm của công chức, đặc biệt là những người làm việc ở các lĩnh vực thường xuyên tiếp xúc với dân, dễ phát sinh tiêu cực nhất như nhà đất, cấp phép kinh doanh, thuế, hộ khẩu…

 Trong thời đại phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, người quản lý có thể đánh giá hiệu quả công việc của công chức nhờ sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật. Thế nhưng, thành phố Đà Nẵng vẫn buộc công chức phải xin lỗi dân khi không hoàn thành nhiệm vụ là khuyến khích họ, vì lòng tự trọng mà không quên rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân. Bởi đã khoác tấm áo công chức Nhà nước, chẳng ai muốn phải xin lỗi dân nhiều lần. Mà lại là xin lỗi bằng văn bản thì khác gì tự nhận mình yếu kém về năng lực và sa sút về phẩm chất.

 Lâu nay, thường thì trong quan hệ với dân, công chức chỉ hứa bằng một tờ giấy hẹn, nếu trễ hẹn cũng hãn hữu mới nói lời xin lỗi, hoặc chỉ giải thích qua loa đại khái. Ngay cả việc xin lỗi và đền bù thiệt hại cho công dân bị oan sai do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra theo tinh thần Nghị quyết 388 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cũng chẳng mấy khi làm người dân thỏa mãn, bởi cách xin lỗi qua loa chiếu lệ, thiếu chân thành từ người đại diện cơ quan gây oan sai. Mặc dù, ai cũng biết rằng, vì những kết luận không chính xác, vì những bản án oan sai mà nhiều người đã phải đánh đổi cả công danh, sự nghiệp, thậm chí là mạng sống của mình.   

 Sai với dân thì phải xin lỗi, xin lỗi để sửa lỗi và trách nhiệm hơn trong vai trò công bộc của dân, việc ấy không có gì xấu hổ mà là một cử chỉ rất văn hóa - văn hóa xin lỗi của cán bộ, công chức.

Một báo cáo về môi trường kinh doanh tại nước ta do Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện cho thấy, trung bình mỗi doanh nghiệp mất hơn 29% quỹ thời gian để giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính. Ở Hà Nội, tỷ lệ này là 44,5%, ở thành phố Hồ Chí Minh là gần 39%. Ngân hàng Thế giới cũng nhận định: doanh nghiệp Việt Nam thuộc nhóm tiêu tốn thời gian nhất cho các thủ tục về thuế. Mỗi năm, một doanh nghiệp mất trung bình 1.050 giờ để nộp 32 lần thuế các loại, gấp 5 lần so với Indonesia.

 

Vì vậy, sẽ rất ý nghĩa nếu mô hình công chức xin lỗi dân vì trễ hẹn quá 2 lần như ở Đà Nẵng được nhân rộng ra cả nước, để công tác cải cách thủ tục hành chính đạt được kết quả thực chất. Bởi, dù hiện đại đến mấy, bộ máy hành chính Nhà nước vẫn phải vận hành bằng chính những con người cụ thể là cán bộ, công chức./.

 

Vân Thiêng

Ngày 3/7/2012 - Theo vov.vn

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập773
  • Hôm nay66,192
  • Tháng hiện tại802,302
  • Tổng lượt truy cập93,179,966
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây