Học tập đạo đức HCM

Bệnh xoắn khuẩn ở gia súc

Chủ nhật - 17/10/2021 09:36
Xoắn khuẩn là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do xoắn khuẩn Leptospira gây nên. Đặc điểm lâm sàng là nhiễm độ toàn thân, tổn thương gan, thận. Nếu không có phương pháp phòng trị bệnh tốt sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả nuôi, giảm sản lượng thịt, sữa, nếu nặng gia súc có thể chết.

Tác nhân gây bệnh

Bệnh xoắn khuẩn trên gia súc do các chủng vi khuẩn Leptospira gây ra, chủng này có thể gây bệnh cho nhiều loài gia súc và người. Khi soi tươi dưới kinh hiển vi nền đen thấy xoắn khuẩn hình sợi dài, mảnh có 15 - 30 vòng xoắn nhỏ rất sát nhau, 2 đầu thường cong hình chữ C. Kích thước: 4 - 30 micro met, trong đó 0,1 - 0,2 micro met di động mạnh theo kiểu xoáy và bật thẳng như lò xo. Xoắn khuẩn có khả năng xuyên qua da và niêm mạc, nhất là da bị xây xước. Xoắn khuẩn có khả năng bắt mầu Gram âm, ưa khí, mọc chậm ở các môi trường nuôi cấy, pH thích hợp 7,2 - 7,5, nhiệt độ 28 - 300C.

bệnh xoắn khuẩn trên gia súc - chăn nuôi

Tiêm vaccine giúp phòng bệnh xoắn khuẩn trên gia súc - Ảnh: Bảo Yến

Xoắn khuẩn có sức đề kháng yếu, bị diệt ở nhiệt độ 500C/10 phút. Ánh sáng và các thuốc khử trùng thông thường dễ diệt được Leptospira. Tuy vậy Leptospira chịu được lạnh, và sống được lâu ở nước tới 3 tuần. Sống dai dẳng trong bùn lầy, nước đọng với pH bazơ (pH = 7,7), tốt nhất là nước cống rãnh ruộng đồng, khe suối.

Bệnh thường lây truyền theo chiều ngang, chủ yếu qua đường tiêu hóa. Động vật ăn uống phải các chất bài tiết, nhất là nước tiểu có xoắn khuẩn sẽ nhiễm bệnh. Vi khuẩn còn có thể xâm nhập qua da và niêm mạc nguyên lành động vật bơi trong nước bẩn có xoắn khuẩn cũng sẽ bị nhiễm bệnh.

 

Triệu chứng

Thời gian nung bệnh 10 - 20 ngày. Bệnh xoắn khuẩn trên gia súc có 3 dạng khác nhau.

Thể quá cấp: Bệnh phát ra đột ngột, con vật sốt cao, giảm hoặc ngừng nhu động dạ cỏ và ruột, mệt mỏi, mắt lờ đờ thích nằm, kém ăn hoặc bỏ ăn, táo bón. Niêm mạc và da vàng sẫm, nước tiểu vàng. Thể này thường gặp ở gia súc có chửa, vật bệnh chết trong thời gian 3 - 7 ngày.

Thể cấp tính: Rất ít gặp, thường gặp ở gia súc non, vật nuôi sốt cao 40  -  410C trong vòng 5 - 10 ngày, mệt nhọc, ít ăn hoặc bỏ ăn, nằm bẹp, nhu động dạ cỏ giảm. Một số trường hợp sau giai đoạn táo bón, trâu bò bị tiêu chảy. Da, niêm mạc vàng sẫm, nước tiểu vàng hoặc nâu vì có huyết sắc tố, đôi khi lẫn cả máu. Mí mắt, môi, má có hiện tượng phù thủng và hoại tử da. Vật mắc bệnh gầy nhanh, lông dựng và thiếu máu nặng. Bệnh kéo dài 5 - 10 ngày, tỉ lệ chết 50 - 70%.

Nếu bò cái đang mang thai ở giai đoạn này, rất dễ sảy, nhất là trong thời kỳ đầu mang thai, nhau thai tuột theo thai ra ngoài. Bò sữa thì giảm lượng sữa chỉ còn ¼ so với bình thường, sữa có màu hồng, đỏ hoặc hơi nâu. Đôi khi có hạt lấm tấm màu đỏ.

Thể mãn tính: Thể này khá phổ biến, có thể xảy ra trên trâu, bò, dê, cừu mọi lứa tuổi. Vật bệnh chỉ thể hiện gầy yếu, lông rụng, thiếu máu, đôi khi có phù thũng ở mặt, ở yếm ngực, nước tiểu vàng, tiêu chảy dai dẳng. Con vật không sốt hoặc thỉnh thoảng có một đợt sốt nhẹ khi xoắn khuẩn tràn vào máu. Con vật vẫn ăn uống đi lại bình thường, tuy nhiên sản lượng sữa, thịt có hơi giảm sút. Các thay đổi của sữa không rõ ràng. Niêm mạc mắt mũi miệng nhợt nhạt hoặc hơi vàng. Đôi khi có sảy thai. Nước tiểu loãng, hơi có màu vàng. Nếu không được chữa trị, con vật cứ thế mà tồn tại với các biểu hiện thất thường về sức khỏe hoặc không rõ ràng.

 

Bệnh tích

Gan to ra, xung huyết, xuất huyết vi thể, các bè gan đảo lộn. Có thể có ổ hoại tử và xuất huyết rải rác. Vi quản mật có nhiều cục mật nhỏ. Thận to ra, đôi khi có xuất huyết nhỏ ở ống thận, các tế bào phình lên, tách ra và hoại tử gây bít tắc. Khe thận bị phù và xâm nhiễm tế bào đơn nhân.  Màng não, tim, lách, tuỵ, hạch lympho... phù nề, xuất huyết, và thâm nhiễm tế bào lympho.

 

Phòng bệnh

Tiêm phòng vaccine phòng bệnh xoắn khuẩn cho gia súc. Ngoài phòng bằng vaccine nên kết hợp với chẩn đoán để phát hiện gia súc bệnh kịp thời cách ly tránh lây lan.

Vệ sinh, sát trùng chuồng trại bằng ANTIVIRUS-FMB, 2 tuần sử dụng 1 lần. Chú ý diệt chuột trong khu trại chăn nuôi vì chuột mang mầm bệnh và làm lây lan bệnh giữa các khu trại.

 

Điều trị

Bệnh có thể chữa được bằng thuốc kháng sinh kết hợp ăn uống bồi dưỡng để nâng cao sức đề kháng của con vật.

Có thể dùng một trong các loại kháng sinh như Pen-Strep liều 1 g/100 thể trọng tiêm bắp ngày 1 - 2 lần trong 5 - 7 ngày liền. Dùng Floxy, liều lượng 1 ml/15 kg thể trọng trong 3 - 5 ngày. Dùng BEST SONE, liều lượng 1 ml/12 kg thể trọng. Cùng đó kết hợp với một số thuốc kháng viêm, hạ nhiệt như: ANA-DEXA với liều lượng 1 ml/10 kg thể trọng, sử dụng trong 3 - 5 ngày. Nên kết hợp tiếp nước có chất điện giải để giải độc cho máu và các thuốc hỗ trợ khác.

Kiểm tra huyết thanh học định kỳ để xử lý các trường hợp bệnh mãn tính.

>> Chuột là động vật trung gian lây truyền bệnh xoắn khuẩn vì xoắn khuẩn cư trú trong thận của chuột suốt đời mà không giết chuột. Khi chuột đái vào thức ăn của gia súc như cám, nước uống, cỏ... xoắn khuẩn theo nước tiểu của chuột sẽ đi vào thức ăn nước uống đó và gây bệnh cho vật nuôi.

Theo Gia Phong/nguoichannuoi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập359
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm350
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại225,093
  • Tổng lượt truy cập90,288,486
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây