Học tập đạo đức HCM

Người nuôi tôm cần tuân thủ chặt chẽ theo khuyến cáo

Thứ ba - 12/10/2021 11:16
Khi phát hiện tôm nuôi có dấu hiệu bất thường, người nuôi phải nhanh chóng báo cho cán bộ thú y xã hoặc cơ quan thú y nơi gần nhất.

Dịch bệnh trên tôm giảm dần

Thị xã Đông Hòa là một trong những vùng nuôi tôm nước lợ chủ lực của tỉnh Phú Yên, tập trung chủ yếu ở khu vực vùng hạ lưu sông Bàn Thạch với diện tích khoảng 920 ha. Trong đó khoảng 108 ha được nuôi theo phương thức thâm canh, còn lại diện tích nuôi theo phương thức bán thâm canh.

Nông dân vùng nuôi tôm nước lợ ở Thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên thu hoạch tôm. Ảnh: AN.

Nông dân vùng nuôi tôm nước lợ ở Thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên thu hoạch tôm. Ảnh: AN.

Theo ông Nguyễn Văn Hồng, Phó Chủ tịch UBND Thị xã Đông Hòa, tính đến tháng 9/2021, diện tích thả nuôi tôm nước lợ trên địa bàn khoảng 901 ha, trong đó 802 ha đã thu hoạch, với tổng sản lượng đạt 3.203 tấn. 

Cũng theo ông Hồng, những năm qua, tình dịch bệnh trên tôm nuôi trên địa bàn chủ yếu là bệnh hoại tử gan tụy cấp. Trong năm 2019, diện tích tôm nuôi bị bệnh khoảng 97 ha (chiếm 9.14% so diện tích thả nuôi).

Đến năm 2020, diện tích tôm nuôi bị bệnh 83,5 ha (chiếm 8,38% so diện tích thả nuôi). Còn đến tháng 9/2021, diện tích tôm nuôi bị bệnh 47,5 ha (chiếm 5,27% so với diện tích thả nuôi). Như vậy, tình hình dịch bệnh trên tôm trong những năm qua đã có chiều hướng giảm dần.

Về phía Chi cục Chăn nuôi và Thú y Phú Yên cho biết, từ đầu năm 2021 đến nay, các vùng nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh, bệnh trên tôm cũng chỉ xảy ra rải rác trong quá trình nuôi. Cụ thể, tổng diện tích tôm nuôi bị bệnh đến nay hơn 60 ha, chiếm tỷ lệ 3% so với diện tích thả nuôi (giảm 46% so với cùng kỳ năm 2020). Trong đó, 40,16 ha bị bệnh hoại tử gan tụy cấp và 30 và 35 ha bị bệnh đốm trắng.

Tình hình dịch bệnh trên tôm nước lợ ở Phú Yên giảm dần nhờ chủ động phòng, chống dịch bệnh. Ảnh: AN.

Tình hình dịch bệnh trên tôm nước lợ ở Phú Yên giảm dần nhờ chủ động phòng, chống dịch bệnh. Ảnh: AN.

Ông Nguyễn Văn Lâm, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Phú Yên cho biết thêm, thời gian qua, để chủ động phòng, chống các bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi nước lợ, Chi cục đã tổ chức lấy mẫu giám sát định kỳ 1 lần/tháng để cảnh báo và hướng dẫn biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, Chi cục còn tích cực kiểm tra, đôn đốc các địa phương triển khai công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản, nhất là trong giai đoạn nắng nóng kéo dài (tháng 5 đến tháng 7).

Với bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp là các bệnh nguy hiểm, gây tỷ lệ chết cao, khi dịch bệnh xảy ra, việc điều trị bệnh thường không mang lại hiệu qủa. Do đó, người nuôi cần chú trọng ở khâu phòng bệnh là chính. 

Trong các thông báo cảnh báo và hướng dẫn phòng chống dịch bệnh, Chi cục thường kết hợp với kết quả quan trắc môi trường tại vùng nuôi để hướng dẫn cho người nuôi các biện pháp phòng chống dịch bệnh cũng như quản lý tốt môi trường nuôi nhằm hạn chế dịch bệnh phát sinh.

Báo ngay cho thú y khi tôm có dấu hiệu bất thường

Để chủ động phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi và hạn chế dịch bệnh xảy ra, người nuôi cần tuân thủ lịch thời vụ theo hướng dẫn của ngành chức năng. Cùng với đó, lựa chọn mua con giống có chất lượng, phải được xét nghiệm các loại bệnh nguy hiểm. Giống nuôi phải có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng, trong đó đối với giống nhập vào địa bàn tỉnh, phải có giấy chứng nhận kiểm dịch.

Người nuôi cần tuân thủ các biện pháp khuyến cáo để phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên tôm. Ảnh: KS.

Người nuôi cần tuân thủ các biện pháp khuyến cáo để phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên tôm. Ảnh: KS.

Ngoài giải pháp trên, cơ quan thú y chuyên ngành thủy sản Phú Yên cũng khuyến cáo người nuôi tuân thủ nghiêm các quy trình kỹ thuật, nuôi đảm bảo an toàn sinh học, quản lý môi trường nuôi. Nhất là chú trọng khâu chăm sóc, tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi; thường xuyên theo dõi, kiểm tra thông số môi trường, tình trạng sức khỏe của thủy sản nuôi để xử lý kịp thời.

Trong quá trình nuôi, nếu phát hiện tôm nuôi có dấu hiệu bất thường, người nuôi phải nhanh chóng báo cho cán bộ thú y xã hoặc cơ quan thú y nơi gần nhất để có hướng dẫn xử lý kịp thời. Tuyệt đối không được xả nước từ các ao tôm bị bệnh hoặc tôm chết khi chưa được xử lý ra môi trường làm lây lan dịch bệnh.

Người nuôi cần tuân thủ các biện pháp khuyến cáo của cơ quan chức năng để nuôi được hiệu quả. Ảnh: AN.

Người nuôi cần tuân thủ các biện pháp khuyến cáo của cơ quan chức năng để nuôi được hiệu quả. Ảnh: AN.

Người nuôi cần thả tôm đúng lịch thời vụ theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Chọn giống thả nuôi tại các cơ sở sản xuất giống có uy tín và trước khi thả giống phải cải tạo ao hồ kỹ. Mật độ nuôi phù hợp đối tượng và theo điều kiện nuôi.

Ví dụ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh trên ao lót bạt, thả mật độ từ 70 - 200 con/m2; nuôi bán thâm canh thả mật độ 20 - 40 con/m2. Bên cạnh đó, thường xuyên theo dõi môi trường nuôi, quản lý tốt thức ăn và thường xuyên bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng cho tôm nuôi…

"Các loại dịch bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi như đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp thường xảy ra, gây thiệt hại kinh tế người nuôi. Nguyên nhân do môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm. Thêm vào đó, hầu hết vùng nuôi không có ao lắng, xử lý nước cấp, hệ thống cấp thoát nước chưa riêng biệt, sử dụng nước cấp trực tiếp từ bên ngoài vào ao nên mầm bệnh không kiểm soát được.

Ngoài ra, thời tiết không thuận lợi cũng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nuôi và sức đề kháng của tôm nuôi. Một bộ phận không nhỏ người nuôi chưa ý thức cũng như không tuân thủ các biện pháp kỹ thuật, khuyến cáo, hướng dẫn của ngành chức năng.

Ngoài ra, nhiều trường hợp tôm nuôi xảy ra dịch bệnh nhưng không báo cáo cho cơ quan quản lý để xử lý ổ dịch theo quy định, làm lây lan mầm bệnh". 

(Ông Nguyễn Văn Lâm, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Phú Yên)

https://nongnghiep.vn/nguoi-nuoi-tom-can-tuan-thu-chat-che-theo-khuyen-cao-d303295.html
Theo Kim Sơ/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập90
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm89
  • Hôm nay24,052
  • Tháng hiện tại446,334
  • Tổng lượt truy cập87,801,404
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây