Học tập đạo đức HCM

Hiểu đúng về bệnh Nipah ở lợn

Thứ sáu - 24/09/2021 00:33
Theo WHO, không có bằng chứng về việc nhiễm NiV từ người sang nguời ở bang Kerala (Ấn Độ). Tuy nhiên, việc giám sát NiV ở người và dơi ăn quả nên được duy trì.

Nipah là tên gọi một bệnh truyền nhiễm mới nổi gây các triệu chứng thần kinh và hô hấp ở lợn và người. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên tháng 9 năm 1998 tại làng Ampang (cách thành phố Ipoh 8km), quận Kinta ở phía bắc bán đảo Malaysia. Truớc đó, vào khoảng năm 1997, nguời ta phát hiện có sự bùng phát bệnh đường hô hấp và viêm não ở lợn cùng huyện.

Virus Nipah (NiV) gây các triệu chứng thần kinh và hô hấp ở lợn, được phát hiện lần đầu năm 1998 tại Malaysia. Tuy nhiên, kể từ năm 1999 đến nay, Malaysia không ghi nhận ổ dịch Nipah nào. Ảnh: ST.

Virus Nipah (NiV) gây các triệu chứng thần kinh và hô hấp ở lợn, được phát hiện lần đầu năm 1998 tại Malaysia. Tuy nhiên, kể từ năm 1999 đến nay, Malaysia không ghi nhận ổ dịch Nipah nào. Ảnh: ST.

Ban đầu, bệnh được coi là viêm não Nhật Bản. Sau đó, người ta cho rằng đây là một bệnh viêm não do virus giống Hendra. Tuy nhiên, vào ngày 10/4/1999, Bộ trưởng Bộ Y tế Malaysia công bố loại virus này là một loại virus mới có tên là Nipah.

Virus Nipah (NiV) là một loại virus paramyxovirus mới, có liên quan chặt chẽ với virus Hendra xuất hiện ở khu vực phía bắc bán đảo Malaysia vào năm 1998. NiV được phân lập từ dịch não tủy của một bệnh nhân ở làng Sungai Nipah và được xác định là tác nhân gây bệnh. Sau đó, nguời ta lấy tên này đặt cho tên bệnh.

Đến tháng 2/1999, các bệnh tương tự ở lợn và người là được công nhận ở miền trung và miền nam của bán đảo Malaysia, gắn liền với sự di chuyển lợn nội địa từ huyện Kinta về phía nam Malaysia. Năm 2001 và 2007, bệnh đuợc phát hiện tại Bangladesh và Ấn Độ. Có báo cáo bệnh xuất hiện tại Campuchia và Thái Lan.

Liên quan đến bệnh Nipah ở động vật và nguời có nhiều vấn đề cần làm rõ.

Thứ nhất, Nipah có truyền từ nguời sang nguời không? Cho đến nay chưa có bằng chứng chắc chắn. Đợt dịch 1998-1999 ở Malaysia, 3 y tá chăm sóc bệnh nhân viêm não có mẫu huyết thanh dương tính với kháng thể IgG của NiV. Tuy nhiên, người ta xác định đó là dương tính giả vì họ không có dấu hiệu viêm não và mẫu máu không có phản ứng IgM, đồng thời âm tính với kháng thể trung hòa NiV.

Ngày 23/5/2018, khi cung cấp tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn về bệnh do virus Nipah cho Bộ Y tế và các cơ quan y tế của bang Kerala (Ấn Độ), WHO đã thông báo "Không có bằng chứng về việc nhiễm NiV từ người sang nguời ở bang Kerala. Tuy nhiên, việc giám sát NiV ở người và dơi ăn quả nên được duy trì ở những khu vực lưu hành".

WHO cũng khuyến cáo "Có thể ngăn ngừa nhiễm NiV bằng cách tránh tiếp xúc với dơi và lợn bệnh ở những vùng lưu hành bệnh. Tránh ăn trái cây bị dơi bị nhiễm bệnh ăn một phần hoặc uống nhựa cây chà là sống, nước ép quả chà là".

Dịch Nipah xảy ra ở lợn tại Malaysia 1998-1999, có liên quan đến loài dơi ăn quả thuộc chi Pteropus là nguồn mang NiV tự nhiên. Ảnh: TL.

Dịch Nipah xảy ra ở lợn tại Malaysia 1998-1999, có liên quan đến loài dơi ăn quả thuộc chi Pteropus là nguồn mang NiV tự nhiên. Ảnh: TL.

Thứ hai, đặc điểm dịch tễ bệnh là gì? Chúng ta thử xem xét cách lây nhiễm ở lợn từ ổ dịch 1998-1999 tại Malaysia.

Dịch xảy ra ở lợn tại Malaysia 1998-1999, có liên quan đến loài dơi ăn quả thuộc chi Pteropus là nguồn dự trữ NiV tự nhiên. Như đã biết, Malaysia là quốc gia cọ dầu, trong khi dơi ăn quả rất thích ăn các trái cọ dầu, chà là.

Nguồn lây nhiễm cho lợn và người là phân, nước tiểu, và những trái cây thấm nước bọt của dơi nhiễm bệnh. Vào những năm 1990, tại Malaysia, Indonesia xảy ra nhiều vụ cháy rừng ảnh hưởng nghiêm trọng môi trường sống nhiều loài động vật hoang dã.

Việc này dẫn đến sự di cư của loài dơi đến các trang trại chăn nuôi nằm sâu trong các khe núi. Mặt khác, vào thời gian này, lượng mưa hằng năm thấp hơn trung bình các năm, dẫn đến hạn hán nghiêm trọng. Khói mù các vụ cháy rừng đã ảnh hưởng đến sự quang hợp của thực vật. Hậu quả là sự ra hoa và đậu trái bị ảnh hưởng, năng suất cây trồng trong đó có cọ dầu giảm mạnh.

Tập quán chăn nuôi lợn ở Malaysia có một số đặc thù. Để tránh bệnh truyền nhiễm, các trại lợn đều nằm sâu trong hẻm núi, nơi không có giao thông đi qua. Tại đây, người ta trồng một số loại cây lấy quả, trong đó có cọ dầu.

Các trại lợn thiết kế mái cho phép thu gom nước mưa để tắm cho lợn. Do mất môi trường sinh sống, loài dơi ăn quả di cư về đây. Chúng tha trái cây về đậu trên các cây để ăn, làm rơi rụng phần còn lại của quả cọ dầu đã nhiễm nước bọt.

Đồng thời, dơi cũng thải phân, nước tiểu xuống mái nhà, sau đó theo mưa trôi vào nền chuồng, dẫn tới lợn bị nhiễm bệnh từ dơi qua ăn, uống, tắm. Tuy nhiên, kể từ năm 1999 đến nay, Malaysia không ghi nhận ổ dịch Nipah nào.

Làm thế nào để hạn chế lây nhiễm bệnh?

Một số giải pháp đề xuất đã được đưa ra như: Hạn chế đốt phá rừng và các tác động tàn phá môi trường sống của động vật hoang, trong đó có dơi ăn quả. Khu vực chăn nuôi hạn chế trồng loại cây ăn trái mà dơi ưa thích (nhãn, vải, chôm chôm, cọ dầu, chà là...). Không sử dụng nước mưa để lợn uống, tắm và để rửa chuồng. Thiết kế lưới chắn côn trùng, dơi, chim, chuột không cho vào chuồng nuôi. Không sử dụng các loại trái cây bị dơi cắn.

TS Nguyễn Tiến Dũng/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập138
  • Hôm nay16,680
  • Tháng hiện tại540,012
  • Tổng lượt truy cập83,596,007
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây